Giống Tiêu Hồng Môn HMC-01

1.Nguồn gốc 

Tác giả: Bùi Thị Hồng; Chu Thị Ngọc Mỹ; Trịnh Khắc Quang; Đặng Văn Đông và các cộng sự, Viện Nghiên cứu Rau quả
Giống tiểu hồng môn trồng chậu HMC-01 có có nguồn gốc từ Hà Lan, được Viện Nghiên cứu Rau quả tuyển chọn từ tập đoàn giống nhập nội năm 2008. Giống hồng môn HMC-01 đã được Bộ Nông nghiệp & PTNT công nhận sản xuất thử theo Quyết định số 69/QĐ-TT-CLT ngày 14 tháng 3 năm 2011.
2. Những đặc điểm chính 
Giống tiểu Hồng môn chậu HMC-01 có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt tỷ lệ sống cao xấp xỉ 90%, thời gian từ trồng đến ra hoa dao động 145-152 ngày, khả năng ra nhánh và ra hoa cao (sau trồng 1 năm có từ 3-4 nhánh, 5-5,5 hoa/cây), khả năng nhiễm sâu bệnh hại ở mức thấp, hoa có màu sắc đỏ thẫm, độ bền hoa 56-65 ngày.

          

3. Hướng sử dụng và yêu cầu kỹ thuật
Trồng trong nhà có mái che, thời vụ trồng thích hợp nhất là vào vụ xuân và vụ thu. Giá thể trồng là ½ xơ dừa + ¼ trấu hun + ¼ phân chuồng. Tùy theo kích thước cây mà chọn chậu có đường kính 5cm; 10cm hay  15cm.
Bón phân kết hợp với tưới nước, sử dụng phân phân Đầu trâu với tỷ lệ N:P:K là 20:20:15 +Te pha loãng với nồng độ 1 kg/300 lít nước, định kỳ 7 - 10 ngày một lần. Ngoài việc tưới phân NPK, định kỳ 7 ngày phun bổ sung thêm phân bón lá Plant soul 3 với nồng độ 1/800.
  Vào mùa hè dùng 2 lớp lưới đen (dệt kim), che cao 2,0–2,5 m để đảm bảo giảm bớt được 70% cường độ ánh sáng. Vào mùa đông tùy vào điều kiện thời tiết có thể để 2 lớp, 1 lớp lưới hay kéo cả 2 lớp lưới vào. 

4. Điển hình đã áp dụng thành công 
Giống HMC-01 đã được trồng thử nghiệm tại một số tỉnh phía Bắc (Hà Nội, Sơn La, Quảng Ninh, Hải Dương) và đều đạt hiệu quả rất cao.

5. Địa chỉ liên hệ:
Trung tâm Nghiên cứu và phát triển Hoa, cây cảnh, Viện Nghiên cứu Rau quả
Địa chỉ: Trâu Quỳ - Gia Lâm – Hà Nội
Điện thoại: 043.8765.625

Khai trương điểm cung ứng rau an toàn tại Tổng công ty May 10

Ngày 31 tháng 07 năm 2024, tại Tổng công ty May 10, Viện Nghiên cứu Rau quả phối hợp với Tổng công ty May 10 tổ chức lễ ký kết biên bản hợp tác và khai trương ĐIỂM CUNG ỨNG RAU AN TOÀN TẠI TỔNG CÔNG TY MAY 10 trong khuôn khổ nghiên cứu “Dự báo và giám sát các can thiệp về dinh dưỡng – NIFAM” do Đại học Bonn chủ trì, với nguồn kinh phí tài trợ từ Cộng hòa Liên Bang Đức. Mục tiêu cụ thể của nghiên cứu này nhằm xác định và thực hiện các biện pháp can thiệp hiệu quả về chi phí để cải thiện chế độ ăn một cách bền vững và giảm các dạng suy dinh dưỡng khác nhau. Tham dự buổi lễ ký kết biên bản hợp tác và khai trương điểm bán có đại diện từ các cơ quan, đơn. Xem chi tiết

Lễ hội hoa sen Hà Nội lần thứ nhất năm 2024

Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024 đã diễn ra thành công từ ngày 12-16/7 tại Không gian Văn hóa Sáng tạo Tây Hồ, Hà Nội. Đây là sự kiện quan trọng nhằm tôn vinh vẻ đẹp và giá trị văn hóa của hoa sen trong đời sống người dân Hà Nội và cả nước. Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển hoa cây cảnh - Viện Nghiên cứu Rau Quả, là một trong các đơn vị có nhiều đóng góp tạo lên sự thành công của lễ hội. Năm 2024, nhằm khôi phục và bảo tồn giống sen Bách Diệp nổi tiếng của Tây Hồ, UBND Quận tây Hồ triển khai dự án "Xây dựng mô hình mẫu sản xuất sen gắn với phát triển du lịch sinh thái theo chuỗi giá trị tại Tây Hồ - Hà Nội", dự án thực hiện có sự phối hợp của Trung tâm Khuyến. Xem chi tiết

Phát triển chuỗi giá trị từ sen

Chiều 12-7, Sở NN&PTNT Hà Nội phối hợp UBND quận Tây Hồ, Viện Nghiên cứu rau quả (Bộ NN&PTNT) tổ chức hội thảo bảo tồn và phát triển hoa sen Việt Nam. Hội thảo bảo tồn và phát triển hoa sen Việt Nam. Ảnh: Duy Khánh Sen - cây trồng đa giá trị Theo PGS.TS Đặng Văn Đông - Viện Nghiên cứu rau quả (Bộ NN&PTNT), Việt Nam có 3 miền, vùng rõ rệt, cũng có 3 loại sen, đặc trưng cho mỗi vùng miền. Miền Nam có sen hồng Đồng Tháp; miền Trung có sen trắng Huế; miền Bắc có sen bách diệp hồ Tây. Đặc biệt, sen bách diệp hồ Tây được xếp vào nhóm nguồn gen đặc sản, quý hiếm cần được bảo tồn, phát triển. Nói về sen bách diệp hồ Tây, Bí thư Quận ủy Tây Hồ Lê Thị Thu Hằng cho biết, gọi là bách diệp bởi 1. Xem chi tiết

CÁC BÀI VIẾT KHÁC

Tin khoa học công nghệ

Thư viện Video-clip

Trang thông tin điện tử của Viện nghiên cứu Rau quả
Địa chỉ : Thị trấn Trâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội
Điện thoại : 84-024.38276254 - Fax : 84-024.38276148
Email : info@favri.org.vn Website : http://favri.org.vn

Top