Ứng dụng công nghệ cao sản xuất dưa lưới, dưa hấu sạch

Đến thăm mô hình trồng dưa lưới, dưa hấu trong nhà màng của anh Lê Văn Vượng ở HTX Trường Sơn, xã Vĩnh Tú, huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị mới thấy hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất.

Đầu năm 2017, Vượng kêu gọi thêm 14 thành viên thành lập HTX Trường Sơn chuyên trồng dưa lưới Nhật Bản do anh làm giám đốc. Với 700 triệu đồng vốn do các thành viên đóng góp cùng 300 triệu đồng được huyện hỗ trợ, tháng 7/2017, vườn dưa lưới trong nhà màng đầu tiên của HTX được hình thành trên diện tích hơn 2.000m2 với gần 5.000 gốc.

Anh Vượng cho biết, dưa được trồng trong nhà màng không có sâu bệnh nên không cần phun thuốc BVTV, sản phẩm sạch hoàn toàn. Tuy nhiên, khi cây ra hoa, anh phải tự thụ phấn bằng tay rất kỳ công. Sắp tới anh sẽ nuôi ong để thụ phấn cho hoa dưa, giảm công lao động. Bên trong nhà màng, anh còn đầu tư hệ thống tưới nhỏ giọt tiết kiệm nước, hệ thống phun sương cho cây.

Được đánh giá là giống cây mới, kén đất, nhưng loại dưa lưới được anh Vượng trồng cho hiệu quả cao. Mỗi cây dưa lưới từ khi trồng đến khi ra quả đạt 1,5kg để thu hoạch mất khoảng 3 tháng chăm sóc. Một cây có thể ra khoảng 4 - 5 quả nhưng để quả đạt chất lượng cao thì mỗi cây anh chỉ để còn duy nhất 1 quả.

Trời không phụ lòng người, chỉ trong thời gian ngắn vườn dưa trong nhà màng sinh trưởng tốt, tỷ lệ đậu quả cao trên 70%, tổng sản lượng ước đạt từ 4 - 4,5 tấn/vụ. Mọi thứ có vẻ khả quan mà đến bản thân Vượng cũng không ngờ. Để phù hợp với thị trường trong nước, anh dự tính chỉ bán với giá 40 - 50 ngàn đồng/kg.

Ngoài dưa lưới, anh Vượng còn trồng 10 sào dưa hấu sạch. Anh rất cẩn thận khi mỗi quả dưa trong ruộng được mình gối lên một vuông giấy pha ni lông. Kể từ khi dưa đậu quả thì anh phải đi từng gốc cây, kê quả cách ly với mặt đất để phòng ngừa kiến hoặc con bọ trong lòng đất có thể làm hỏng quả.

Mặt khác trong thời gian dưa lớn thì việc kiểm tra và đảo các mặt quả để tiếp xúc đều với ánh nắng mặt trời cũng rất quan trọng. Có làm như vậy thì vỏ quả đều màu, không bị nám và có chất lượng vượt trội.

Hiện anh đã thu hoạch dưa hấu bán ký 10 ngàn đồng. Mỗi sào trồng được khoảng 400 gốc, với mức giá bán tại vườn như trên thì khi thu hoạch sẽ thu được 10 triệu đồng. Như vậy trồng mỗi ha dưa sẽ cho thu nhập từ 160 - 180 triệu.

Bà Lê Thị Thúy Kiều, Phó phòng NN-PTNT huyện Vĩnh Linh cho biết, bình thường nếu áp dụng phương pháp canh tác truyền thống ngoài trời rất dễ bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết và sâu bệnh rất nhiều. Mô hình SX trong nhà màng của anh Vượng hạn chế được tất cả các nhược điểm trên. Canh tác trong nhà màng tăng năng suất so với cách làm truyền thống từ 30 - 50% và giá bán sản phẩm cao hơn.

Ông Trần Hữu Hùng, Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Linh khẳng định: “Thành công bước đầu của mô hình trồng dưa lưới Nhật Bản, trồng dưa hấu trong nhà màng của anh Vượng đã đem đến niềm tin và động lực lớn để nông dân làm theo. Sau khi mô hình trên thành công, đã có 3 mô hình khác được UBND huyện hỗ trợ một phần kinh phí để trồng rau củ quả trong nhà màng. Tổng kinh phí đầu tư các mô hình trên 4,6 tỷ đồng".

TRẦN LONG

Báo Nông thôn thôm mới

 

Lễ hội hoa sen Hà Nội lần thứ nhất năm 2024

Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024 đã diễn ra thành công từ ngày 12-16/7 tại Không gian Văn hóa Sáng tạo Tây Hồ, Hà Nội. Đây là sự kiện quan trọng nhằm tôn vinh vẻ đẹp và giá trị văn hóa của hoa sen trong đời sống người dân Hà Nội và cả nước. Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển hoa cây cảnh - Viện Nghiên cứu Rau Quả, là một trong các đơn vị có nhiều đóng góp tạo lên sự thành công của lễ hội. Năm 2024, nhằm khôi phục và bảo tồn giống sen Bách Diệp nổi tiếng của Tây Hồ, UBND Quận tây Hồ triển khai dự án "Xây dựng mô hình mẫu sản xuất sen gắn với phát triển du lịch sinh thái theo chuỗi giá trị tại Tây Hồ - Hà Nội", dự án thực hiện có sự phối hợp của Trung tâm Khuyến. Xem chi tiết

Phát triển chuỗi giá trị từ sen

Chiều 12-7, Sở NN&PTNT Hà Nội phối hợp UBND quận Tây Hồ, Viện Nghiên cứu rau quả (Bộ NN&PTNT) tổ chức hội thảo bảo tồn và phát triển hoa sen Việt Nam. Hội thảo bảo tồn và phát triển hoa sen Việt Nam. Ảnh: Duy Khánh Sen - cây trồng đa giá trị Theo PGS.TS Đặng Văn Đông - Viện Nghiên cứu rau quả (Bộ NN&PTNT), Việt Nam có 3 miền, vùng rõ rệt, cũng có 3 loại sen, đặc trưng cho mỗi vùng miền. Miền Nam có sen hồng Đồng Tháp; miền Trung có sen trắng Huế; miền Bắc có sen bách diệp hồ Tây. Đặc biệt, sen bách diệp hồ Tây được xếp vào nhóm nguồn gen đặc sản, quý hiếm cần được bảo tồn, phát triển. Nói về sen bách diệp hồ Tây, Bí thư Quận ủy Tây Hồ Lê Thị Thu Hằng cho biết, gọi là bách diệp bởi 1. Xem chi tiết

Để sen Việt Nam phát triển bền vững

(Tổ Quốc) - Ngày 12/7, tại Hà Nội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đã phối hợp UBND quận Tây Hồ, Viện Nghiên cứu rau quả (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức hội thảo Bảo tồn và phát triển hoa sen Việt Nam. Đây là chương trình nằm trong khuôn khổ Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024. Tại hội thảo, với mục tiêu là bảo tồn và phát triển sen Việt Nam, các đại biểu là chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nghiệp, tổ chức quốc tế trong và ngoài nước, đại diện các tỉnh, thành phố đã tập trung đánh giá thực trạng và đưa ra những định hướng, giải pháp phát triển sen trong thời gian tới. Ban chủ tọa Phát biểu khai mạc hội thảo, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội. Xem chi tiết

CÁC BÀI VIẾT KHÁC

Tin khoa học công nghệ

Thư viện Video-clip

Trang thông tin điện tử của Viện nghiên cứu Rau quả
Địa chỉ : Thị trấn Trâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội
Điện thoại : 84-024.38276254 - Fax : 84-024.38276148
Email : info@favri.org.vn Website : http://favri.org.vn

Top