Giống hoa đồng tiền ĐTH199 (Piton)

1. Tên giống: giống hoa đồng tiền ĐTH199 (Piton)

Tác giả: Đặng Văn Đông, Đinh Thị Dinh và CS, Viện Nghiên cứu Rau quả - Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam.

2. Nguồn gốc chọn tạo, thời gian công nhận
Giống hoa đồng tiền Piton được chọn lọc từ tập đoàn giống hoa đồng tiền nhập từ Hà Lan. Từ năm 2001  đến năm 2006 tiến hành khảo nghiệm cơ bản và khảo nghiệm sản xuất, kết quả giống này được Bộ NN&PTNT công nhận là giống tạm thời và cho phép sản xuất thử (theo quyết định số 1973 QĐ/BNN-KHCN ngày 7 tháng 7 năm 2006).  

3. Những đặc điểm chính
Giống hoa đồng tiền ĐTH199 có chiều cao cây từ  30 – 40 cm, đường kính tán lá khi cây trưởng thành 40-50 cm, lá dài, nhọn (dài lá 30 – 35 cm, rộng 5 – 10cm), cho thu hoạch hoa sau trồng 2-3 tháng, chiều dài cành hoa 50-60 cm, đường kính hoa 10-12cm, ra hoa quanh năm, năng suất hoa 30-40 hoa/cây/năm, hoa kép, màu vàng, nhị nâu. Thời gian sinh trưởng 3 năm. Khả năng sinh trưởng, phát triển tốt và ổn định qua các năm, ít sâu bệnh gây hại, chất lượng hoa tốt, có khả năng thích ứng rộng với các vùng sinh thái khác nhau, đồng thời có hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất và được người tiêu dùng ưa chuộng.

4. Hướng dẫn kỹ thuật
Giống hoa đồng tiền cần được trồng trong điều kiện nhà lưới đơn giản, che mưa, sương và giảm cường độ ánh sáng vào mùa hè, giống ĐTH199 thích hợp trồng trên các chân đất phù sa, đất thịt nhẹ, giàu chất hữu cơ, lên luống cao 30-40cm. Khoảng cách trồng thích hợp (cây cách cây, hàng cách hàng) là 30 cm x 35cm,  tương ứng với 1800 -2000 cây/sào BB. Cây đồng tiền không ưa nước, độ ẩm đất khoảng 60%, khoảng 3 ngày tưới 1 lần vào từng gốc cây, không tưới ngập rãng hoặc tưới tràn, sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt cho cây là tốt nhất. Tưới phân NPK, kết hợp với chất hữu cơ đã được ngâm ủ hoại mục như bột đậu tương, pha loãng tưới 10 ngày/lần. Ngoài phân bón gốc, nên phun thêm phân bón lá, Atonik 1.8EC hoặc Đầu trâu 902, phun 10 ngày/lần. Thu hoạch hoa đồng tiền không dùng dao, kéo cắt hoa mà cầm cành hoa lắc nhẹ, cành hoa sẽ tự rời ra. Thường xuyên vệ sinh vườn trồng, tỉa bớt lá già, lá bệnh. Chú ý phòng trừ một số sâu, bệnh hại chủ yếu như nhện đỏ, ròi đục lá, bọ phấn và bệnh phấn trắng. 

 

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn. Đã làm, phải làm lớn Tại huyện Mộc Châu (tỉnh Sơn La), Viện Nghiên cứu Rau quả (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Bộ NN-PTNT) đã phối hợp chặt chẽ với Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) hỗ trợ nông dân trong dự án "Nông nghiệp thông minh vì thế hệ tương lai" kể từ năm 2021. Nhờ đó, từ một loạt vườn trồng mang mang tính tự phát, nơi đây đã phát triển thành vùng sản xuất rau tập trung trong nhà lưới, cung cấp sản phẩm cho Hà Nội và các tỉnh, thành phố lân cận. Viện trưởng Viện Nghiên cứu Rau quả Nguyễn Quốc Hùng (bìa phải) tin tưởng vào. Xem chi tiết

Khảo sát học tập mô hình sản xuất liên kết và tiến bộ kỹ thuật theo tư duy kinh tế nông nghiệp các đối tượng rau, hoa chất lượng cao

Trong khuôn khổ chương trình khảo sát và học tập mô hình sản xuất liên kết, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật theo tư duy kinh tế nông nghiệp, từ ngày 13/11 đến 17/11/2024, Viện Nghiên cứu Rau quả đã tổ chức đoàn tham quan các mô hình sản xuất rau, hoa chất lượng cao. Hoạt động này nhằm mục đích nâng cao nhận thức, năng lực chuyên môn và thúc đẩy ứng dụng mô hình sản xuất nông nghiệp tiên tiến tại các địa phương. Đoàn gồm 30 thành viên, bao gồm cán bộ khuyến nông, kỹ thuật viên, cộng tác viên, nông dân, thành viên hợp tác xã (HTX) và doanh nghiệp đến từ 3 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, cùng hai thành viên từ đơn vị chủ trì. Chuyến khảo sát được dẫn dắt bởi PGS.TS. Đặng Văn Đông, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Rau. Xem chi tiết

Triển vọng mô hình trồng rau quả không dùng đất

Điểm nổi bật của các mô hình này là sử dụng công nghệ tưới hồi lưu NFT (Nutrient Film Technique) với hệ thống tự động hóa hoàn toàn. Theo thỏa thuận ký kết giữa UBND tỉnh Sơn La và Viện Nghiên cứu Rau quả (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam - Bộ NN-PTNT), mô hình trồng rau quả không dùng đất được triển khai thí điểm tại Sơn La. Đây là mô hình thuộc dự án “Nông nghiệp thông minh vì thế hệ tương lai” được triển khai thực tại Khu Nghiên cứu ứng dụng - Chuyển giao tiến bộ Khoa học công nghệ Mộc Châu thuộc Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp - Đổi mới sáng tạo Sơn La (Sở KH-CN tỉnh Sơn La). Dự án do chính phủ Hàn Quốc tài trợ thông qua Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO). Mô hình thí điểm trồng rau quả. Xem chi tiết

CÁC BÀI VIẾT KHÁC

Tin khoa học công nghệ

Thư viện Video-clip

Trang thông tin điện tử của Viện nghiên cứu Rau quả
Địa chỉ : Thị trấn Trâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội
Điện thoại : 84-024.38276254 - Fax : 84-024.38276148
Email : info@favri.org.vn Website : http://favri.org.vn

Top