Chăm sóc cam đường Canh thời kỳ kinh doanh

Cam đường Canh được trồng phổ biến ở nhiều vùng đất bãi ven sông ở Hà Nội. Nhìn chung, cây sinh trưởng khỏe, cao 3 - 3,5 m; ra hoa tháng 2 - 3, thu hoạch tháng 11 - 12.


Được mùa cam Canh

Quả hình cầu dẹt, chín màu đỏ, vỏ mọng, ruột màu vàng, ăn ngọt, thơm. Trọng lượng trung bình từ 80 - 120 gr/quả. 
 
Để năng suất, chất lượng cam đường Canh ổn định, cho hiệu quả kinh tế cao bà con nông dân cần chăm sóc cây thời kỳ mang quả như sau:
1. Làm cỏ, xới xáo và vệ sinh vườn: Thường xuyên làm cỏ xung quanh hình chiếu tán cây kết hợp với việc tủ gốc và tưới đủ ẩm cho cây. 
 
2. Cắt tỉa hằng năm: Thời kỳ cây có quả, sau mỗi lần thu hoạch đều phải đốn tỉa những cành tăm, cành khô, cành vượt, cành sâu bệnh. Công việc đốn tỉa phải được tiến hành thường xuyên nhằm tạo cho cây có sức bật mầm mới, thoáng, không bị sâu bệnh. 
 
3. Bón phân: 
 
Chú ý:  - Vào mùa hè mưa nhiều, có thể giảm bón đạm hoặc không bón phân. 
             - Nếu phân hữu cơ có hàm lượng đạm cao cần rút bớt lượng đạm vô cơ. 
- Bón phân: Bón kali một lần vào đầu tháng 8, 10, 11.
Thời kỳ quả chín sinh lý yêu cầu dinh dưỡng và nước tưới phải đủ nếu không đáp ứng một số quả bị nứt. 
+ Nước phân ngâm: Cá, đậu tương  +  ngô nghiền ngâm trước 4 - 6 tháng mới được tưới. 
+ NPK ngâm trước khi tưới 2 tháng. Liều lượng là 1 nước phân/15 lần nước lã. 
- Phân chuồng bón một lần duy nhất sau thu hoạch (cuối tháng 11 đầu tháng 12)

3.3. Phương pháp bón
Bón theo tán cây, cuốc rãnh rộng 30 cm, sâu 10 cm từ mép tán vào trong, phân trộn đều và rắc vào rãnh sau đó lấp đất. Mỗi lần bón phân kết hợp với làm cỏ và tủ lại gốc cùng với tưới nước. 
Chú ý: Mỗi lần bón phân cần tưới nước đủ ẩm cho đất trước và sau khi bón, phun thêm siêu kali
 
4. Quản lý dịch hại: 
Thực hiện quy trình phòng trừ tổng hợp được tiến hành theo 4 bước sau: 
+ Quản lý và chăm sóc vườn cây khỏe mạnh. 
+ Thường xuyên kiểm tra sâu bệnh hại trên cây, phát hiện và phòng trừ kịp thời các ổ dịch tránh sự lây lan. 
+ Tiến hành tổng hợp các biện pháp phòng trừ. Sử dụng bộ thuốc trừ sâu bệnh hại có chọn lọc. + Tiến hành phun thuốc phòng trừ vào những thời điểm thích hợp
 
5. Một số sâu bệnh hại chính và biện pháp phòng trừ 
5.1. Sâu vẽ bùa (Phyllcnistis citrella) 
Sâu vẽ bùa trên lá, tạo thành các lớp ngoằn ngoèo có phủ sáp trắng, lá xoăn lại cuối đường cong vẽ trên mặt lá có sâu non bằng đầu kim. Phun thuốc phòng 1 - 2 lần  khi cây có các đợt lộc non (lúc lộc non dài 1 - 2 cm). Dùng thuốc Polytrin 440 EC 25 ml/10 lít nước hoặc Selecron 500 EC 25 ml/10 lít nước để phòng trừ. Phun ướt hết mặt lá. 
 
5.2. Nhện 
- Nhện đỏ (Panonychus citri) Phát sinh quanh năm hại lá là chính, chủ yếu vào vụ ĐX. Nhện đỏ hút dịch lá làm cho lá bị héo đi. Trên lá nơi nhện tụ tập thường nhìn trên mặt lá thấy những vòng tròn lá bị bạc hơn so với chỗ lá không có nhện và hơi phồng lên nhăn nheo. 
- Nhện trắng (Phyllocotura oleivora) Phát sinh chủ yếu trong thời kỳ khô hạn kéo dài vài tháng. Nhện trắng là nguyên nhân chủ yếu gây ra rám quả, các vết màu xám trắng ở trên vỏ quả. Nhện trắng làm lá non và búp non chùn lại. Dùng thuốc Comite 73EC 10 ml/10 lít nước; Ortus 5 SC, Dầu khoáng SK,  Newsodan 5.3 EC pha theo nồng độ khuyến cáo của nhà SX, phun ướt cả 2 mặt lá và phun lúc cây ra lộc non để phòng. Nếu đã bị nhện phá hại nặng thì phải phun liên tục 2 - 3 lần, mỗi lần cách nhau 5 - 7 ngày. 
 
5.3. Rệp hại 
Thường có 3 loại rệp: Rệp dính, rệp sáp, rệp vẩy. Gây hại chủ yếu trên lá non, cành non, lá bị xoăn rộp lên, rệp tiết nước nhờn khiến lá bị muội đen. 
-  Dùng Sherpa 25EC hoặc Trebon 10 EC, Suparathion 40 EC pha với nồng độ theo khuyến cáo của nhà SX, phun 1 - 2 lần ở thời kỳ lá non. Khi xuất hiện rệp sáp, muốn trị có hiệu quả cần pha thêm vào thuốc 1 lít xà phòng để có tác dụng phá lớp sáp phủ trên người rệp làm cho thuốc dễ thấm. 
 
5.4. Bệnh loét (Xanthomonas campetris) 
Bệnh gây hại nặng tất cả các thời kỳ trồng cây cam đường Canh nếu không phòng ngừa tốt. Năm nào, mưa nhiều thời tiết nóng ẩm bệnh phát triển mạnh thành dịch. Trị bệnh bằng cách phun Boocdo 1% (15g sunphat đồng + 20g vôi tôi/20 lít nước) hoặc Kocide 53.8 DF. 
 
5.5. Bệnh sẹo (Elsinoe fawcetti) 
Lá và quả có những nốt nổi ghồ ghề màu nâu, thường gây hại lá và quả lúc còn nhỏ. Phòng trừ: Cắt bỏ và tiêu hủy các bộ phận cây bị nhiễm bệnh. Phun định kỳ các loại thuốc trừ nấm theo các đợt lá, chồi non như Kocide53.8 DF, Kasuran 0,2%, Mancozeb 0,2%. 
 
5.6. Bệnh chảy gôm (Phytophthora sp)
Bệnh thường phát sinh ở phần gốc cây, cách mặt đất khoảng 20 - 30 cm trở xuống cổ rễ và phần rễ. Giai đoạn đầu bệnh mới phát sinh thường vỏ cây bị nứt và nhảy nhựa (chảy nhôm). Bóc lớp vỏ ra, ở phần gỗ bị hại có màu xám và nhìn thấy những mạch sợi đen hoặc nâu chạy dọc theo thớ gỗ. 
 
Đối với vết hại cục bộ ở phần thân gốc: Cạo sạch vết bệnh, dùng thuốc Aliette 800 WP nồng độ 0,5% quét vào vết bệnh. 
 
Đối với những cây có biểu hiện triệu chứng nhẹ cần phun Aliette 800 WP nồng độ 0,3% lên toàn bộ cây.

 

Thư viện Video-clip

Trang thông tin điện tử của Viện nghiên cứu Rau quả
Địa chỉ : Thị trấn Trâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội
Điện thoại : 84-024.38276254 - Fax : 84-024.38276148
Email : info@favri.org.vn Website : http://favri.org.vn

Top