Phân bón phá hủy khả năng của vi khuẩn thực vật trong việc chống lại dịch bệnh
Một nghiên cứu mới về vai trò của các quần thể vi sinh vật trên lá cây cho thấy rằng việc bón phân cho cây trồng có thể làm cho cây dễ bị bệnh hơn.
Các nhà sinh vật học tại Đại học California, Berkeley phát hiện ra rằng phun cây cà chua với vi khuẩn lấy từ cây cà chua khỏe mạnh bảo vệ cây khỏi vi khuẩn gây bệnh, nhưng việc bón phân cho cây cà chua trước đó đã làm mất sự bảo vệ này, dẫn đến sự gia tăng số lượng vi khuẩn gây bệnh trên lá cây.
Trong khi các nhà nghiên cứu vẫn chưa biết liệu số lượng vi khuẩn xấu tăng lên trên lá có thực sự làm cho cà chua bị bệnh hay không, nghiên cứu này cho thấy rằng phân bón có thể cho phép các sinh vật gây bệnh xâm nhập vào thực vật.
Tác giả nghiên cứu Britt Koskella nói: “Khi chúng ta thay đổi môi trường dinh dưỡng mà thực vật đang ở, chúng ta về cơ bản làm thay đổi sự tương tác giữa vi sinh vật và thực vật, quan trọng là sự bảo vệ trung gian của vi khuẩn đối với các tương tác thực vật/vi khuẩn tự nhiên”.
Koskella nói: Tác dụng của phân bón không phải là điều ngạc nhiên duy nhất từ nghiên cứu này. Cô và đồng tác giả Maureen Berg đang nghiên cứu cách thức mật độ của cộng đồng vi khuẩn trên lá ảnh hưởng đến khả năng kháng bệnh của cây và phát hiện ra rằng một lượng nhỏ vi khuẩn có lợi được phun trên lá thường hiệu quả hơn trong việc bảo vệ cây khỏi dịch bệnh so với việc sử dụng liều cao hơn. Berg đã phun lên lá cây một cộng đồng vi sinh vật nhân tạo gồm 12 loài vi khuẩn lấy từ hệ vi sinh vật tự nhiên của các cây cà chua khỏe mạnh.
Bà nói: “Chúng tôi nhận thấy rằng liều bảo vệ mạnh nhất là liều pha loãng nhất, liều thấp nhất”.
Những phát hiện này rất quan trọng bởi vì nông dân hữu cơ đang nói về việc phun cây trồng bằng probiotic để khuyến khích tăng trưởng và bảo vệ cây khỏi dịch bệnh tốt hơn, giống như cách con người tiêu thụ men vi sinh có chứa vi khuẩn “tốt” với hy vọng cải thiện sức khỏe.
Koskella và Berg bắt đầu lấy mẫu vi khuẩn lá tự nhiên của các cây cà chua khỏe mạnh được trồng trong các cánh đồng ngoài trời tại UC Davis.
Sau đó, họ đưa các vi khuẩn này vào các cây cà chua trồng tại Berkeley và một tuần sau đó, tiêm lá với vi khuẩn Pseudomonas syringae, vi khuẩn gây ra bệnh cà chua, một dịch bệnh nghiêm trọng được xử lý bằng thuốc trừ sâu. Tuy nhiên, cộng đồng vi sinh vật mới trên cây cà chua đã bảo vệ thực vật khỏi sự xâm nhập của các mầm bệnh.
Đáng ngạc nhiên, khi họ thay đổi nồng độ vi khuẩn phun trên lá, họ thấy rằng trong nhiều trường hợp liều lượng thấp mang lại hiệu quả tốt hơn liều lượng cao.
Để tìm hiểu lý do tại sao, các nhà nghiên cứu tạo nên một cộng đồng vi sinh vật nhân tạo gồm 12 loài được tìm thấy trên thực vật tự nhiên - về cơ bản, 12 loài phát triển tốt nhất trong môi trường nuôi cấy. Khi họ rải liều lượng khác nhau của vi sinh vật lên cà chua, họ có kết quả tương tự: liều thấp, pha loãng bảo vệ chống lại Pseudomonas tốt hơn là liều cao, đậm đặc.
Trong một lần thử nghiệm tiếp theo, các nhà nghiên cứu quyết định bón phân cho cây cà chua trước. Trong thử nghiệm đó, vi sinh vật không còn tác dụng bảo vệ cây chống lại Pseudomonas. Khi họ lặp đi lặp lại thử nghiệm, họ xác nhận rằng việc bón phân loại bỏ các tác dụng bảo vệ trước đó đã quan sát thấy.
Nguồn: mard.gov.vn
Tin mới
- Dinh dưỡng hiệu quả để phát huy tối đa năng suất của kỹ thuật trồng thanh long theo hàng - 03/10/2018 02:06
- Bệnh vàng lá thối rễ trên cây có múi - 03/10/2018 01:55
- Cà chua chín đỏ có giữ được tươi trong 7-10 ngày? - 24/08/2018 08:17
- Lợi ích khi bón phân hữu cơ - 21/08/2018 03:04
- Phát hiện các hợp chất giữ cho thực vật giữ nguyên độ tươi mới - 17/08/2018 02:30
Các tin khác
- Phương pháp phân tích nhanh nhằm xác định nhu cầu đạm - 14/08/2018 07:02
- Thực trạng ứng dụng khoa học và công nghệ cao, công nghệ trong doanh nghiệp nông nghiệp; đánh giá chính sách và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng khoa học và công nghệ trong nông nghiệp - 06/08/2018 02:57
- Gen mới của cà chua điều khiển tính kháng bệnh - 03/08/2018 04:33
- Nâng cao hàm lượng lycopene trong quả cà chua - 03/08/2018 04:12
- Chỉnh sửa gen trong cà chua bằng CRISPR giảm ethylene - 03/08/2018 04:06