Giống Loa kèn Tứ Quý

1. Tên giống: giống hoa loa kèn Tứ Quý

Tác giả: Đặng Văn Đông, Nguyễn Thị Duyên, Nguyễn Thị Thu Hằng, Dương Văn Minh, Trịnh Khắc Quang - Viện Nghiên cứu Rau Quả - Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam.


2. Nguồn gốc chọn tạo, thời gian công nhận
Giống hoa loa kèn Tứ Quý có nguồn gốc từ Hà Lan, được Viện Nghiên cứu Rau quả nhập nội, nghiên cứu, khảo nghiệm từ năm 2005 đến năm 2008.
Tháng 6/2009, Bộ Nông nghiệp & PTNT công nhận giống hoa loa kèn Tứ Quý là giống sản xuất thử (theo Quyết định số 161/QĐ-TT-CLT ngày 04/6/2009)

3. Những đặc điểm chính
  Chiều cao cây 95,3 - 125,4cm, số hoa/cây 3,2-3,8 hoa, chiều dài nụ 14,2-16,5cm, đường kính nụ 4,0-4,5cm, đường kính hoa 9,7-10,7cm, hướng hoa đứng hoặc xiên, hoa có màu trắng, mùi thơm, thời gian sinh trưởng 95-102 ngày. Ở điều kiện phía Bắc Việt Nam có thể trồng được ở các thời vụ khác nhau, tuy nhiên, thích hợp nhất là thời vụ tháng 2 (thu hoa tháng 6, tháng 7) và thời vụ tháng 8 (thu hoa tháng 11, tháng 12).
4. Một số điểm chính về kỹ thuật trồng
Giống hoa loa kèn Tứ Quý thích hợp trồng trên các chân đất phù sa, đất thịt nhẹ, tốt nhất trồng trên chân đất được luân canh với lúa nước. Mật độ trồng thích hợp là 25 củ/m2 (khoảng cách 20 x 20 cm) và 20 củ/m2 (khoảng cách 25 x 20 cm). Khi trồng lấp đất lên mặt củ 4-5cm, tưới đẫm nước ngay sau trồng. Bón lót phân chuồng 1-2 tấn/sào Bắc Bộ. Sử dụng phân bón Bình Điền (13 – 13 – 13) hoặc phân NPK để bón, bón làm 8 lần mỗi lần 5 – 7 kg/sào Bắc Bộ, có thể kết hợp với phân bón lá để bổ sung dinh dưỡng cho cây. 

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn. Đã làm, phải làm lớn Tại huyện Mộc Châu (tỉnh Sơn La), Viện Nghiên cứu Rau quả (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Bộ NN-PTNT) đã phối hợp chặt chẽ với Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) hỗ trợ nông dân trong dự án "Nông nghiệp thông minh vì thế hệ tương lai" kể từ năm 2021. Nhờ đó, từ một loạt vườn trồng mang mang tính tự phát, nơi đây đã phát triển thành vùng sản xuất rau tập trung trong nhà lưới, cung cấp sản phẩm cho Hà Nội và các tỉnh, thành phố lân cận. Viện trưởng Viện Nghiên cứu Rau quả Nguyễn Quốc Hùng (bìa phải) tin tưởng vào. Xem chi tiết

Khảo sát học tập mô hình sản xuất liên kết và tiến bộ kỹ thuật theo tư duy kinh tế nông nghiệp các đối tượng rau, hoa chất lượng cao

Trong khuôn khổ chương trình khảo sát và học tập mô hình sản xuất liên kết, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật theo tư duy kinh tế nông nghiệp, từ ngày 13/11 đến 17/11/2024, Viện Nghiên cứu Rau quả đã tổ chức đoàn tham quan các mô hình sản xuất rau, hoa chất lượng cao. Hoạt động này nhằm mục đích nâng cao nhận thức, năng lực chuyên môn và thúc đẩy ứng dụng mô hình sản xuất nông nghiệp tiên tiến tại các địa phương. Đoàn gồm 30 thành viên, bao gồm cán bộ khuyến nông, kỹ thuật viên, cộng tác viên, nông dân, thành viên hợp tác xã (HTX) và doanh nghiệp đến từ 3 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, cùng hai thành viên từ đơn vị chủ trì. Chuyến khảo sát được dẫn dắt bởi PGS.TS. Đặng Văn Đông, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Rau. Xem chi tiết

Triển vọng mô hình trồng rau quả không dùng đất

Điểm nổi bật của các mô hình này là sử dụng công nghệ tưới hồi lưu NFT (Nutrient Film Technique) với hệ thống tự động hóa hoàn toàn. Theo thỏa thuận ký kết giữa UBND tỉnh Sơn La và Viện Nghiên cứu Rau quả (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam - Bộ NN-PTNT), mô hình trồng rau quả không dùng đất được triển khai thí điểm tại Sơn La. Đây là mô hình thuộc dự án “Nông nghiệp thông minh vì thế hệ tương lai” được triển khai thực tại Khu Nghiên cứu ứng dụng - Chuyển giao tiến bộ Khoa học công nghệ Mộc Châu thuộc Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp - Đổi mới sáng tạo Sơn La (Sở KH-CN tỉnh Sơn La). Dự án do chính phủ Hàn Quốc tài trợ thông qua Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO). Mô hình thí điểm trồng rau quả. Xem chi tiết

CÁC BÀI VIẾT KHÁC

Tin khoa học công nghệ

Thư viện Video-clip

Trang thông tin điện tử của Viện nghiên cứu Rau quả
Địa chỉ : Thị trấn Trâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội
Điện thoại : 84-024.38276254 - Fax : 84-024.38276148
Email : info@favri.org.vn Website : http://favri.org.vn

Top