Phòng ngừa bệnh vàng lá, thối lễ cho cam, quýt

Để giảm thiểu bệnh tật cho cây trồng, bà con chọn giống sạch bệnh, có hệ thống tưới tiêu phù hợp để gốc cây không đọng nước sau mưa. 

Cam quýt có giá trị kinh tế cao ở Việt Nam với diện tích canh tác lớn. Vì vậy, việc phòng chống bệnh cho cây trồng quan trọng, cụ thể là bệnh vàng lá thối rễ trên cây. Bệnh do nhiều tác nhân bao gồm Fusarium, Pythium, Phytophthora, Rhizoctonia, tuyến trùng và nhện hại rễ gây ra, thường xuất hiện nhiều vào đầu mùa nắng. 

Theo Viện Nghiên cứu Rau quả, thông thường khi cây bị bệnh, lá vàng cả phiến và gân lá, lá già vàng trước, sau đó đến các lá bánh tẻ, lá non, rụng từ dưới lên trên. Nhánh cây bị bệnh hướng nào, thì rễ sẽ hư thối ở hướng đó, bộ rễ bị thối lan dần.

Khi bị bệnh nặng, tất cả rễ đều bị thối đen và chết, sau đó chết toàn cây. Trái của cây bị bệnh có màu sắc nhạt, không tươi mọng, ruột quả xốp, khô nước, nhạt, hương vị kém...

Các chuyên gia đánh giá, bệnh vàng lá, thối rễ khó chữa trị nên bà con cần lưu ý theo dõi vườn, dùng thuốc phòng ngừa bệnh sớm. Khi cây chớm bệnh, cần cắt bỏ rễ bị bằng cách bôi thuốc vào vết cắt để hạn chế bệnh lây lan, giúp cây phục hồi trở lại; kiểm tra vườn thường xuyên nhằm phát hiện sớm bệnh cần có biện pháp quản lý kịp thời. 

 90619 phong ngua

                                                                  Trái cây cam quýt. 

Biện pháp phòng ngừa

Lựa chọn giống: bà con nên chọn giống cây sạch bệnh, tốt, khỏe để giảm khả năng bị bệnh trên cây.

Trồng cao: đào hố bón phân, sau đó lấp đất đầy để trồng, đảm bảo gốc cây sau này cao hơn mặt vườn, để không bị đọng nước ở gốc sau mưa hay tưới.

Chế độ nước: cần có hệ thống tưới tiêu phù hợp, gốc cây phải đắp cao để đảm bảo luôn khô ráo, không tưới nước thẳng vào gốc cây, mà tưới quanh tán cây.

Ánh sáng: nên tỉa cành lá bị sâu bệnh, tỉa bớt cành để cả vườn thông thoáng, đáp ứng đủ nhu cầu ánh sáng cho toàn bộ cây trong vườn, chú ý dọn cỏ dại, rơm rác để phần rễ cây thông thoáng. 

Dinh dưỡng: chủ yếu dựa vào nền phân hữu cơ, ủ với sản phẩm có nấm đối kháng BIMA. Ở vùng đất sét, phân hữu cơ giúp đất không nứt nẻ trong mùa nắng, không nê nước trong mùa mưa, bón bổ sung NPK khi cần, tránh dư đạm. Gia đình bổ sung các loại vi lượng tối cần thiết như phân bón lá TANO 601 để cây khỏe mạnh, quả đẹp, thơm, ngọt, sử dụng SPC-Cal (Calcium nitrate) để giảm độ chua đất, giúp rễ phát triển, hấp thụ phân lân, nên bón phân ở vùng quanh tán cây. 

Bảo vệ bộ rễ: tránh làm xây xát hay đứt rễ trong quá trình bón phân, xử lí sâu hại, nhất là vào mùa khô. 

Không dùng chất kích thích: không sử dụng các chất kích thích ra hoa trái liên tục trong năm, sẽ làm cây suy kiệt, dễ bị bệnh. 

Bệnh vàng lá thối rễ cam quýt khá phổ biến, để lại những hậu quả nghiêm trọng, gây thiệt hại cho nhà nông. Vì vậy, bà con cần phòng chống bệnh sớm sẽ giúp cho cây tăng trưởng tốt, hiệu suất cao, tăng năng suất. 

Nguồn: vnexpress.net

Thư viện Video-clip

Trang thông tin điện tử của Viện nghiên cứu Rau quả
Địa chỉ : Thị trấn Trâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội
Điện thoại : 84-024.38276254 - Fax : 84-024.38276148
Email : info@favri.org.vn Website : http://favri.org.vn

Top