Giống Đào Phai GL2-2

1. Nguồn gốc 

Tác giả: Đặng Văn Đông, Nguyễn Thị Thu Hằng – Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hoa, Cây cảnh- viện nghiên cứu Rau quả- viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam.

Giống hoa đào Phai GL2-2 có nguồn gốc tại Việt Nam, được Viện Nghiên cứu Rau quả thu thập và tuyển chọn từ các giống địa phương từ năm 2008, năm 2009. Giống được công nhận sản xuất thử theo Quyết định số 511/ QĐ-TT-CLT ngày 12 tháng 11 năm 2013.

2. Những đặc điểm chính 

Giống đào Phai GL2-2 có hoa màu hồng, đường kính hoa to (> 4 cm), số lượng cánh\hoa từ 20 - 22 cánh, tỉ lệ nở hoa cao > 90%, hoa nở tập trung, độ bền cành hoa là 12-15 ngày, được người tiêu dùng ưa chuộng. Giống có khả năng sinh trưởng, phát triển và chống chịu sâu bệnh tốt đặc biệt là bệnh chảy gôm. Hiệu quả kinh tế thu được từ việc trồng giống hoa đào Phai GL2-2 cao hơn so với giống đào phai đang được trồng phố biến ngoài sản xuất hiện nay từ 20-50% 


3. Hướng sử dụng và yêu cầu kỹ thuật

- Thời vụ trồng: Tháng 1-2 âm lịch. 

- Bón phân: 

+ Bón lót: Trước khi trồng từ 7-10 ngày, tiến hành bón lót và lấp hố. Lượng phân chuồng hoai mục là 30 tấn/ha + 1.100kg phân lân + 600kg vôi bột. 

+ Bón thúc: 

Lượng phân bón thúc cho 1 ha: Phân tổng hợp NPK (13:13:13+TE): 2.700kg, phân Urê: 270kg. Trộn phân NPK và phân Urê theo tỷ lệ 10:1 để bón.

Bón thúc làm 5 lần: 

 Lần 1: sau trồng 1 tháng, rễ mới đã phát triển, lượng bón 300kg NPK và 30kg urê, hòa tan với nước tưới xung quanh gốc. Số còn lại chia đều cho 4 lần bón và mỗi lần bón cách nhau khoảng 25-30 ngày. Kết hợp với tưới đủ ẩm, xới xáo, làm cỏ, vét luống. Ngoài ra phun thêm phân bón lá Đầu trâu 501, 502 hoặc Atonik nhằm giúp cây nhiều cành, tán .

- Tỉa cành: Tùy theo mục đích tạo dáng, thế cho cây mà thời gian đầu sau trồng mới có hình thức cắt tỉa khác nhau. Sau đó khi chồi mầm cao 30 - 35cm thì bấm ngọn, cứ làm như vậy đến đầu tháng 7 thì ngừng bấm ngọn, và thường xuyên điều chỉnh các cành mọc đều bốn phía cho đều tán. 

- Khoanh vỏ: Tiến hành từ 10-15 tháng 8 âm lịch.

- Tuốt lá kết hợp với go cành: trước tết 50-65 ngày.

4. Điển hình đã áp dụng thành công 

Giống đào Phai GL2-2 đã được áp dụng thành công tại một số vùng thuộc phía Bắc Việt Nam : Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Thái Nguyên.

'Thiên thời, địa lợi' để Mộc Châu phát triển rau quả ôn đới

Việc hình thành vùng sản xuất rau tập trung tại Sơn La còn mang lại lợi ích lớn khi giảm nhập khẩu một số loại rau từ Trung Quốc. Sơn La là tỉnh miền núi phía Bắc sở hữu điều kiện tự nhiên đa dạng với nhiều tiểu vùng khí hậu khác nhau. Nhờ vậy, tỉnh có thể phát triển cả các cây trồng nhiệt đới và ôn đới. Ở những khu vực như Mai Sơn và Yên Châu, khí hậu thuận lợi cho việc trồng các loại cây ăn quả nhiệt đới như chuối, dứa và xoài. Sơn La có một số tiểu vùng khí hậu lý tưởng cho việc phát triển sản xuất rau quả ôn đới. Ảnh: Quỳnh Chi. Bên cạnh đó, Sơn La có những vùng khí hậu ôn đới lý tưởng cho việc phát triển các cây trồng đặc thù, đặc biệt là rau quả. Tiêu biểu là cao. Xem chi tiết

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn. Đã làm, phải làm lớn Tại huyện Mộc Châu (tỉnh Sơn La), Viện Nghiên cứu Rau quả (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Bộ NN-PTNT) đã phối hợp chặt chẽ với Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) hỗ trợ nông dân trong dự án "Nông nghiệp thông minh vì thế hệ tương lai" kể từ năm 2021. Nhờ đó, từ một loạt vườn trồng mang mang tính tự phát, nơi đây đã phát triển thành vùng sản xuất rau tập trung trong nhà lưới, cung cấp sản phẩm cho Hà Nội và các tỉnh, thành phố lân cận. Viện trưởng Viện Nghiên cứu Rau quả Nguyễn Quốc Hùng (bìa phải) tin tưởng vào. Xem chi tiết

Khảo sát học tập mô hình sản xuất liên kết và tiến bộ kỹ thuật theo tư duy kinh tế nông nghiệp các đối tượng rau, hoa chất lượng cao

Trong khuôn khổ chương trình khảo sát và học tập mô hình sản xuất liên kết, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật theo tư duy kinh tế nông nghiệp, từ ngày 13/11 đến 17/11/2024, Viện Nghiên cứu Rau quả đã tổ chức đoàn tham quan các mô hình sản xuất rau, hoa chất lượng cao. Hoạt động này nhằm mục đích nâng cao nhận thức, năng lực chuyên môn và thúc đẩy ứng dụng mô hình sản xuất nông nghiệp tiên tiến tại các địa phương. Đoàn gồm 30 thành viên, bao gồm cán bộ khuyến nông, kỹ thuật viên, cộng tác viên, nông dân, thành viên hợp tác xã (HTX) và doanh nghiệp đến từ 3 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, cùng hai thành viên từ đơn vị chủ trì. Chuyến khảo sát được dẫn dắt bởi PGS.TS. Đặng Văn Đông, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Rau. Xem chi tiết

CÁC BÀI VIẾT KHÁC

Tin khoa học công nghệ

Thư viện Video-clip

Trang thông tin điện tử của Viện nghiên cứu Rau quả
Địa chỉ : Thị trấn Trâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội
Điện thoại : 84-024.38276254 - Fax : 84-024.38276148
Email : info@favri.org.vn Website : http://favri.org.vn

Top