Các biện pháp cấp thiết khắc phục ảnh hưởng của bão lũ đến sản xuất hoa, cây cảnh
Bão Yagi vừa qua đã gây ra những thiệt hại nặng nề cho ngành sản xuất hoa cây cảnh tại nhiều khu vực trên cả nước. Mưa lớn, gió mạnh đã làm cây cối đổ ngã, ngập úng kéo dài, gây hư hại đáng kể đến cây giống, hoa cắt cành và cây cảnh trồng ngoài trời. Trước tình hình này, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hoa, cây cảnh – Viện Nghiên cứu Rau quả đưa ra những khuyến nghị khẩn cấp để các nhà vườn, trang trại và cá nhân có thể nhanh chóng khắc phục thiệt hại và phục hồi lại sản xuất.
Đối với sản xuất cây giống
Làm sạch: Kiểm tra các cây giống để phát hiện các dấu hiệu hư hỏng hoặc thối nhũn. Loại bỏ các cây hoặc các phần có biểu hiện hư hỏng không có khả năng phục hồi được để tránh lây lan sang các cây khỏe mạnh.
Kiểm tra tình trạng cây giống
Kiểm tra độ ẩm giá thể: Kiểm tra độ ẩm của giá thể trồng cây, nếu độ ẩm quá cao và khả năng ráo nước kém thì tiến hành thay giá thể trồng. Lưu ý về giá thể mới khi thay cũng cần phải đảm bảo đủ ẩm trước, không sử dụng giá thể quá khô làm sẽ làm mất nước từ cây trồng.
Che sáng tạm thời: Đây là bước rất quan trọng, cần đặt cây giống ở nơi có ánh sáng nhẹ hoặc che lưới đen cho cây để tránh trường hợp cây bị mất nước đột ngột khi bộ rễ của cây còn chưa hoạt động được.
Phun phòng trừ nấm bệnh: Sử dụng các thuốc trừ bệnh có hoạt chất như: Propineb (min 80%), Mancozeb 64% + Metalaxyl-M 4%, Copper hydroxide,… để tạo ra lớp phòng trừ sự xâm nhập của nấm bệnh, đồng thời giúp cứng cây.
Đối với sản xuất hoa cắt cành hoặc cây cảnh được trồng trực tiếp tại ruộng
Tháo nước: Nhanh chóng khơi thông dòng chảy, không để nước ngập lâu trong ruộng gây thối cây, thối rễ.
Thoát nước cho vườn cây
Chống đổ: Sử dụng cọc hoặc hệ thống giàn nâng để dựng lại các cây bị nghiêng hoặc đổ.
Cắt tỉa: Cắt tỉa các phần cây bị gãy hỏng hoặc loại bỏ các cây bị chết để tập trung dinh dưỡng cho phần cây khỏe mạnh, giúp cây nhanh chóng phục hồi.
Che sáng tạm thời: Che lưới đen cho cây để tránh trường hợp cây bị mất nước đột ngột khi bộ rễ của cây còn chưa hoạt động được.
Xới xáo: Khi hết mưa phải xới xáo phá váng ngay để tăng cường sự thông thoáng và giúp bộ rễ cây phát triển tốt hơn.
Xới xáo cho cây sau ngập
Phun phòng trừ nấm bệnh: Sử dụng các thuốc trừ bệnh có hoạt chất như: Propineb (min 80%), Mancozeb 64% + Metalaxyl-M 4%, Copper hydroxide,… để tạo ra lớp phòng trừ sự xâm nhập của nấm bệnh, đồng thời giúp cứng cây.
Đối với sản xuất hoa chậu
Kiểm tra độ ẩm giá thể: Kiểm tra độ ẩm của giá thể trồng cây, nếu độ ẩm quá cao và khả năng ráo nước kém thì tiến hành thay giá thể trồng. Lưu ý về giá thể mới khi thay cũng cần phải đảm bảo đủ ẩm trước, không sử dụng giá thể quá khô làm sẽ làm mất nước từ cây trồng.
Thoát nước cho các chậu cây bị úng
Kiểm tra rễ: Kiểm tra rễ của cây trong chậu, nếu rễ bị nâu hoặc thối hỏng cần cắt hết phần đó sau đó nhúng qua dung dịch thuốc trừ nấm bệnh và tiến hành trồng lại. Lưu ý việc cắt bớt rễ cũng cần xem xét cả việc cắt tỉa bớt cành lá sao cho phần còn lại không quá mất cân đối so với hệ rễ, đảm bảo sinh trưởng trong thời gian bộ rễ chưa phục hồi.
Kiểm tra rễ và cắt tỉa phần rễ bị hư hỏng
Che sáng tạm thời: Đặt cây giống ở nơi có ánh sáng nhẹ hoặc che lưới đen cho cây để tránh trường hợp cây bị mất nước đột ngột khi bộ rễ của cây còn chưa hoạt động được.
Phun phòng trừ nấm bệnh: Sử dụng các thuốc trừ bệnh có hoạt chất như: Propineb (min 80%), Mancozeb 64% + Metalaxyl-M 4%, Copper hydroxide,… để tạo ra lớp phòng trừ sự xâm nhập của nấm bệnh, đồng thời giúp cứng cây.
Sử dụng các hoạt chất để phòng trừ nấm bệnh cho cây
Việc tiếp tục chăm sóc cây sau tình trạng ngập nước là rất quan trọng, các yếu tố cần thường xuyên kiểm tra như độ ẩm của đất, tình trạng thân lá để có thể phát hiện và xử lý kịp thời nếu có dấu hiệu bất thường. Đặc biệt, giai đoạn này tránh bón phân, việc này có thể gây tổn thương cho hệ rễ non của cây. Các biện pháp trên sẽ giúp khôi phục vườn cây nhanh chóng, giảm thiểu được thiệt hại đến cả năng suất và chất lượng cây trồng.
Nguyễn Thị Hồng Nhung
Nguồn: Viện Nghiên cứu Rau quả
Tin mới
- Mô hình cung ứng Rau an toàn tại Tổng Công ty May 10 - 21/10/2024 04:13
- Kiểm tra tiến độ thực hiện đề tài cấp thành phố “Nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật để phát triển sản xuất hoa huệ tại vùng Phúc Thọ” - 08/10/2024 02:52
- Tập huấn kỹ thuật cho các thành viên tham gia dự án “Nature Plus” tại Sa Pa – Lào Cai - 07/10/2024 08:09
- Tập huấn “Kỹ thuật nhân giống và nuôi trồng thu hoạch sơ chế các sản phẩm sen tại Long An” - 30/09/2024 04:02
- Tìm hướng phát triển sản xuất và tiêu thụ cho cây lan hồ điệp tại Việt Nam - 27/09/2024 02:03
Các tin khác
- Công nghệ sản xuất rau không dùng đất trong nhà lưới tại Mộc Châu - 05/09/2024 03:15
- Đại hội Chi đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Viện Nghiên cứu Rau quả Lần thứ VI, Nhiệm kỳ 2024-2027 - 05/09/2024 01:56
- Kết quả tuyển chọn cây đầu dòng na dai và na bở tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh - 28/08/2024 04:31
- Khảo nghiệm các giống hoa sen mới: Cần thiết để phát triển và mở rộng sản xuất - 28/08/2024 04:17
- Khai trương điểm cung ứng rau an toàn tại Tổng công ty May 10 - 05/08/2024 09:27