Giống Dứa MD2

Giống Dứa MD2

* Nguồn gốc: Nhập nội từ Costa Rica năm 2006

* Đặc điểm hình thái của giống dứa MD2:

- Giống dứa MD2 có khả năng sinh trưởng khỏe. Thời gian từ trồng đến đủ tiêu chuẩn xử lý ra hoa dao động 340,9 - 345,6 ngày.

- Lá màu xanh đậm, hoàn toàn không có gai, góc mở của lá nhỏ nên lá dứa đứng hơn so với giống dứa cayen Trung Quốc. Chiều dài lá D khi ra hoa biến động từ 95 - 105 cm.

- Hoa tự màu xanh nhạt, sắc hoa màu tím.

          - Quả có dạng hoàn toàn hình trụ.

          - Màu sắc quả, khi còn xanh có màu xanh nhạt, khi chín vỏ quả có màu vàng tươi. Mắt quả to, hố mắt rất nông.

          - Khối lượng trung bình quả: 1,3 - 1,5 kg

          - Tỷ lệ ra hoa đạt cao, xấp xỉ 90%

- Năng suất thu được đạt 62,9 - 64,8 tấn/ha.

          - Với các chỉ tiêu đánh giá là: màu sắc thịt quả màu vàng tươi, ít sơ, thịt quả giòn, hương vị thịt quả thơm ngon nên giống dứa MD2 sử dụng rất phù hợp cả cho ăn tươi và cho chế biến.

            - Trong điều kiện tự nhiên, giống dứa MD2 dễ mẫn cảm với bệnh thối nõn do nấm Phytophthora spp. gây hại. Tuy nhiên, khi xuất hiện bệnh, sử dụng một số loại thuốc trừ nấm bệnh đã ngăn chặn được sự phát triển của nấm bệnh và không có ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng phát triển và khả năng cho năng suất của giống. 

'Thiên thời, địa lợi' để Mộc Châu phát triển rau quả ôn đới

Việc hình thành vùng sản xuất rau tập trung tại Sơn La còn mang lại lợi ích lớn khi giảm nhập khẩu một số loại rau từ Trung Quốc. Sơn La là tỉnh miền núi phía Bắc sở hữu điều kiện tự nhiên đa dạng với nhiều tiểu vùng khí hậu khác nhau. Nhờ vậy, tỉnh có thể phát triển cả các cây trồng nhiệt đới và ôn đới. Ở những khu vực như Mai Sơn và Yên Châu, khí hậu thuận lợi cho việc trồng các loại cây ăn quả nhiệt đới như chuối, dứa và xoài. Sơn La có một số tiểu vùng khí hậu lý tưởng cho việc phát triển sản xuất rau quả ôn đới. Ảnh: Quỳnh Chi. Bên cạnh đó, Sơn La có những vùng khí hậu ôn đới lý tưởng cho việc phát triển các cây trồng đặc thù, đặc biệt là rau quả. Tiêu biểu là cao. Xem chi tiết

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn. Đã làm, phải làm lớn Tại huyện Mộc Châu (tỉnh Sơn La), Viện Nghiên cứu Rau quả (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Bộ NN-PTNT) đã phối hợp chặt chẽ với Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) hỗ trợ nông dân trong dự án "Nông nghiệp thông minh vì thế hệ tương lai" kể từ năm 2021. Nhờ đó, từ một loạt vườn trồng mang mang tính tự phát, nơi đây đã phát triển thành vùng sản xuất rau tập trung trong nhà lưới, cung cấp sản phẩm cho Hà Nội và các tỉnh, thành phố lân cận. Viện trưởng Viện Nghiên cứu Rau quả Nguyễn Quốc Hùng (bìa phải) tin tưởng vào. Xem chi tiết

Khảo sát học tập mô hình sản xuất liên kết và tiến bộ kỹ thuật theo tư duy kinh tế nông nghiệp các đối tượng rau, hoa chất lượng cao

Trong khuôn khổ chương trình khảo sát và học tập mô hình sản xuất liên kết, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật theo tư duy kinh tế nông nghiệp, từ ngày 13/11 đến 17/11/2024, Viện Nghiên cứu Rau quả đã tổ chức đoàn tham quan các mô hình sản xuất rau, hoa chất lượng cao. Hoạt động này nhằm mục đích nâng cao nhận thức, năng lực chuyên môn và thúc đẩy ứng dụng mô hình sản xuất nông nghiệp tiên tiến tại các địa phương. Đoàn gồm 30 thành viên, bao gồm cán bộ khuyến nông, kỹ thuật viên, cộng tác viên, nông dân, thành viên hợp tác xã (HTX) và doanh nghiệp đến từ 3 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, cùng hai thành viên từ đơn vị chủ trì. Chuyến khảo sát được dẫn dắt bởi PGS.TS. Đặng Văn Đông, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Rau. Xem chi tiết

CÁC BÀI VIẾT KHÁC

Tin khoa học công nghệ

Thư viện Video-clip

Trang thông tin điện tử của Viện nghiên cứu Rau quả
Địa chỉ : Thị trấn Trâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội
Điện thoại : 84-024.38276254 - Fax : 84-024.38276148
Email : info@favri.org.vn Website : http://favri.org.vn

Top