Các chuyên gia của Trường Đại học AgroSub Dijon, Pháp tới thăm và làm việc tại Viện

Trong chuyến công tác thuộc dự án “Cung cấp thực phẩm cho các đô thị: xây dựng mô hình cung cấp thực phẩm bền vững tại địa phương” được phối hợp thực hiện giữa các cơ quan nghiên cứu của Việt Nam và Pháp, ngày 18/7/2018, đoàn chuyên gia của Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn -Đại học AgroSub Dijon, Pháp đã tới thăm và làm việc tại Viện Nghiên cứu Rau quả. Thành phần đoàn gồm TS. Marie-Helene Vergote, GS. Corine Tanguy và PGS. Phan Hải Vũ.

PGS.TS. Nguyễn Quốc Hùng – Viện trưởng, Bộ môn Kinh tế thị trường, và Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế tham gia tiếp và làm việc cùng đoàn.

Tại cuộc họp, Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế và PGS. Phạm Hải Vũ đã giới thiệu về cơ cấu tổ chức và hoạt động của hai cơ quan; hai bên cùng trao đổi và thảo luận các cơ hội hợp tác trong nghiên cứu nông nghiệp nói chung và kinh tế nông nghiệp nói riêng.

Trong thời gian tới, hai bên sẽ thúc đẩy hợp tác trao đổi nguồn nhân lực, tìm kiếm nguồn tài trợgiúp các cán bộ Việt Nam có cơ hội học tập, nâng cao năng lực nghiên cứu thông qua các khóa tập huấn, đào tạo ngắn hạn tại Pháp; đồng thời tạo điều kiện và hỗ trợ các sinh viên của Pháp làm nghiên cứu, thực tập tại Việt Nam.

DH Dijon Phap 2.1

Dự án “Cung cấp thực phẩm cho đô thị: xây dựng mô hình cung cấp thực phẩm bền vững tại địa phương” được thực hiện trong 3 năm với mục tiêu xây dựng mô hình phân phối sản phẩm rau hiệu quả tới người tiêu dùng tại các thành phố. Tại Việt Nam, dự án được thực hiện tại các thành phố Hà Nội và Huế. Trong hai năm đầu thực hiện, dự án tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu từ các số liệu sơ cấp và thứ cấp về tình hình sản xuất, phân phối rau; xác định điều kiện rau được phân phối tới người tiêu dùng; cũng như các thành phần tham gia và hoạt động của họtrong chuỗi phân phối rau; so sánh hiệu quả của các mô hình phân phối rau tại các thị trường đô thị khác nhau. Các hoạt động điều tra, khảo sát về sản xuất, phân phối và tiêu thụ rau tại các thị trường sẽ do Viện Nghiên cứu Rau quả thực hiện.

ĐTH

Diện tích trồng hoa, cây cảnh của Hà Nội tăng hơn 13 lần trong 19 năm

Diện tích trồng hoa, cây cảnh của Hà Nội đã tăng một mạch từ 610ha năm 2005 lên khoảng 8.000ha trong thời điểm hiện tại. Trồng hoa ở huyện Phúc Thọ. Ảnh: Vân Đình. 70% diện tích trồng hoa, cây cảnh của Hà Nội được sản xuất tập trung ở các quận, huyện: Mê Linh, Bắc Từ Liêm, Tây Hồ, Đan Phượng… trung bình tạo ra giá trị kinh tế từ 700-800 triệu đồng/ha, thậm chí trên 1 tỷ đồng/ha tại những nơi trồng các loại hoa, cây cảnh quý hiếm. Hà Nội cũng có 61 cơ sở trồng hoa ứng dụng công nghệ cao toàn phần hay một phần với tổng diện tích 122ha, có hơn 77ha hoa trong nhà kính. Để thúc đẩy việc trồng hoa, cây cảnh một cách bền vững, thành phố đã công nhận 11 làng nghề hoa, cây cảnh trong đó nhiều làng đang được định hướng phát triển. Xem chi tiết

Kiểm chứng chất lượng quả bưởi Đại Minh sau bảo quản phục vụ lễ hội Đền Hùng

Ngày 15/03/2024 tại Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Yên Bái đã diễn ra Hội nghị kiểm chứng chất lượng quả bưởi Đại Minh sau bảo quản. Đây là hoạt động nằm trong nội dung: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp bảo quản thường đến màu sắc, độ cứng, tỷ lệ thối hỏng và tỷ lệ khô tép quả bưởi Đại Minh, thuộc đề tài “Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật tổng hợp để duy trì, nâng cao chất lượng sản phẩm bưởi Đại Minh” do Viện Nghiên cứu Rau quả chủ trì và thực hiện. Hội nghị kiểm chứng chất lượng quả bưởi Đại Minh sau bảo quản gồm 06 thành viên, do Ông Trần Hùng - Phó Giám đốc Sở KH&CN tỉnh Yên Bái là Chủ tịch. Thành phần tham dự hội nghị còn có đại diện các Sở; Chi cục Chất lượng, Chế. Xem chi tiết

Cận cảnh các nhà màng trồng rau công nghệ cao ở Mộc Châu

Ứng dụng công nghệ cao để sản xuất rau trong nhà màng, nhà kính ở Mộc Châu giúp tăng năng suất gấp 3 lần so với thực hành canh tác trước đây của bà con. Ở tiểu khu 14 (thị trấn Mộc Châu, Sơn La), gia đình chị Đỗ Thị Thủy là một trong những hộ được các chuyên gia hàng đầu về trồng trọt và bảo vệ thực vật hỗ trợ tổ chức sản xuất rau công nghệ cao. Nhà kính trồng dưa lưới rộng 1.800m2 của gia đình chị Thủy đã được nâng cấp cơ sở hạ tầng và đưa vào vận hành ổn định. Bàn về dự định tương lai, chị muốn nhân rộng diện tích sản xuất rau công nghệ cao, hướng tới mở doanh nghiệp nhỏ và thuê công nhân trồng rau. Đây là một trong 34 hộ gia đình hưởng lợi từ dự án “Nông nghiệp thông minh. Xem chi tiết

CÁC BÀI VIẾT KHÁC

Tin khoa học công nghệ

Thư viện Video-clip

Trang thông tin điện tử của Viện nghiên cứu Rau quả
Địa chỉ : Thị trấn Trâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội
Điện thoại : 84-024.38276254 - Fax : 84-024.38276148
Email : info@favri.org.vn Website : http://favri.org.vn

Top