Nghiên cứu giải pháp đẩy lùi một loại sâu bệnh chính ở cây họ cải bắp

Các loài côn trùng gây hại trong nông nghiệp tìm kiếm những mùi hương quen thuộc để tìm cây chủ của chúng. Tuy nhiên, chúng cũng có thể bị đẩy lùi bởi mùi từ các loài thực vật khác.

81419 nghien cuu mot giai phap

Một nghiên cứu mới từ Đại học Vermont được công bố trên báo cáo khoa học đưa ra một giải pháp mới trong khai thác mùi thực vật để đẩy lùi côn trùng gây hại. Nghiên cứu này là nghiên cứu đầu tiên cho thấy sự giống nhau của mùi thực vật liên quan đến phát sinh gien có thể dự đoán đặc tính chống côn trùng.

Nhóm nghiên cứu đã áp dụng khung khái niệm này cho một loài ruồi nhỏ đang trở thành một vấn đề lớn đối với những người trồng bông cải xanh, cải xoăn và các loại cây họ cải bắp khác. Họ phát hiện ra rằng các loại tinh dầu đặc biệt - tỏi, bạc hà, húng tây, chanh bạch đàn và vỏ quế - có hiệu quả nhất trong việc đẩy lùi loài gây hại này. Những phát hiện này là một tin tốt cho những người nông dân sản xuất hữu cơ không có giải pháp hiệu quả để quản lý dịch hại.

Chen, thành viên của Viện Môi trường cho biết: “Mọi người thường nghĩ rằng các loại dầu thực vật thơm hơn, như bạc hà, húng quế và hoa oải hương sẽ xua đuổi côn trùng. Hóa ra khi chúng ta nghiên cứu những cây có liên quan xa hơn với cây chủ thường mang lại hiệu quả cao hơn”.

Loài ruồi là một kẻ xâm lược gần đây trong các trang trại rau ở Đông Bắc Hoa Kỳ. Ấu trùng ruồi phải ăn các cây trong họ cải bắp để tồn tại, bao gồm nhiều loại rau phổ biến như bông cải xanh, cải xoăn, súp lơ, cải bắp, cải brussels, su hào.

Ấu trùng ruồi chiếm quyền điều khiển hệ thống kiểm soát của cây, ảnh hưởng đến sự phát triển của cây, chẳng hạn như bông cải xanh và súp lơ không có bông, lá xoăn và sẹo nâu. Thật không may cho nông dân, thiệt hại là không thể quan sát được cho đến khi quá muộn. Ở những khu vực có nhiều loài ruồi này, bao gồm cả các vùng của Canada, New York và Bắc Vermont, ruồi có thể gây ra thiệt hại 100% mùa màng.

Để quản lý dịch hại này, những người trồng thông thường đã chuyển sang dùng thuốc trừ sâu neonicotinoid, điều này gây nên sự suy giảm của ong mật. Không có phương pháp để diệt sâu bệnh, một số nông dân hữu cơ đã ngừng trồng các loại cây họ cải dễ bị nhiễm bệnh. Điều này khiến Chen và Stratton khám phá các lựa chọn kiểm soát mới cho nông dân sản xuất hữu cơ.

Một giải pháp bền vững

Stratton, hiện đang là nhà nghiên cứu sau tiến sĩ tại Viện Land ở Salina, Kansas, nói: “Thật khó để thoát khỏi việc sử dụng thuốc trừ sâu. Nhưng thực vật đã tự nhiên chống lại các loài côn trùng trong hàng triệu năm”.

Bị hấp dẫn bởi sự phức tạp của mùi thực vật và sự tương tác giữa các loài, Stratton đã xác định các loại tinh dầu từ 18 loại thực vật khác nhau có mức độ liên quan đến cây họ cải. Ông và Chen đã đưa ra giả thuyết rằng các loại dầu từ thực vật có liên quan xa hơn với cây họ cải sẽ có mùi đa dạng hơn và tiêu diệt dịch hại hiệu quả hơn. So sánh cấu trúc hóa học của các mùi có thể có manh mối để dự đoán đặc tính tiêu diệt dịch hại.

Để kiểm tra lý thuyết, các nhà nghiên cứu đã quan sát phản ứng của các con ruồi cái khi tiếp xúc với cây bông cải xanh đã được phun với từng loại tinh dầu. Họ nhận thấy những con ruồi ít có khả năng đẻ trứng trên những cây bông cải xanh đã được xử lý bằng tinh dầu, so với những cây không được xử lý và tránh bay về phía một số loại dầu hơn những loại khác. Nhìn chung, các loại dầu từ thực vật có liên quan xa hơn với các cây họ cải có nhiều khả năng đẩy lùi dịch hại. Tuy nhiên, loại dầu có nhiều chất chống dịch hại nhất – mùi bạc hà - thực sự có mùi tương tự như mùi của các cây họ cải.

Stratton cho biết: “Đối với loài ruồi trên, tỏi dường như là một trong những loại thuốc có triển vọng nhất”.

Nghiên cứu cho thấy một giải pháp bền vững mới cho loài dịch hại xâm lấn mới này và cung cấp một giải pháp mới để thử nghiệm các chiến lược quản lý dịch hại ở các loài khác.

Nguồn: mard.gov.vn

Thư viện Video-clip

Trang thông tin điện tử của Viện nghiên cứu Rau quả
Địa chỉ : Thị trấn Trâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội
Điện thoại : 84-024.38276254 - Fax : 84-024.38276148
Email : info@favri.org.vn Website : http://favri.org.vn

Top