Giống Lan Hồ Điệp LVR4

1. Nguồn gốc 

Tác giả: Mai Thị Ngoan, Bùi Thị Hồng, Đặng Văn Đông, Trịnh Khắc Quang Viện Nghiên cứu Rau Quả - Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam.
 Giống hoa lan Hồ Điệp LVR4 có nguồn gốc từ Hà Lan do Viện Nghiên cứu Rau quả nhập nội năm 2006. Giống được công nhận sản xuất thử theo Quyết định số 458 QĐ-TT-CLT ngày 5 tháng 11 năm 2010 và được thử nghiệm tại Hà Nội, Bắc Ninh và Hưng Yên 
 

2. Những đặc điểm chính 

Giống hoa lan Hồ Điệp LVR4 màu tím mười giờ, môi màu tím nhạt, cây sinh trưởng, phát triển khỏe, ngồng hoa dài 57,6 cm đường kính hoa 8,7 cm, tỷ lệ hoa nở 88,5 %, màu sắc hoa đẹp, có khả năng chống chịu tốt với sâu bệnh hại. Được người tiêu dùng và người sản xuất ưa chuộng vì mang lại hiệu quả kinh tế cao. 

3. Hướng sử dụng và yêu cầu kỹ thuật

Giống hoa lan Hồ Điệp LVR4 được nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào và trồng trong nhà lưới hiện đại, có các thiết bị điều chỉnh nhiệt độ, và cường độ ánh sáng tự động phù hợp với yêu cầu sinh trưởng của cây. 

Sau 18 tháng tuổi và qua 2 lần chuyển chậu, cây đủ tiêu chuẩn để đưa vào xử lý phân hóa mầm hoa: cây có 4 – 6 lá thật, chiều dài lá 18 - 20 cm, chiều rộng lá 10 – 12cm. Nhiệt độ xử lý 18 – 220C và bón phân có hàm lượng lân và kali cao (9 – 45 – 15) để kích thích mọc mầm và sau 32 – 40 ngày xử lýcây bắt đầu xuất hiện mầm hoa, sau đó chuyển sang giai đoạn chăm sóc cây sau phân hóa mầm hoa. Giai đoạn này yêu cầu nhiệt độ duy trì ở 20 – 250C và cường độ ánh sáng 5.000 – 7.000 lux, bón phân có tỷ lệ N:P:K cân đối là 20-20-20. Bên cạnh đó cần quản lý kỹ thuật vườn lan là sắp xếp chiều cao mầm hoa theo xu hướng: cây có mầm cao đặt phía cuối nhà lưới (nơi có tấm làm mát) và cây có mầm thấp đặt phía đầu nhà lưới (nơi có quạt hút gió) để khi nở hoa sẽ đồng đều nhau. Dùng que sắt cắm và kẹp để cố định ngồng hoa. 

 4. Điển hình đã áp dụng thành công 

Giống LVR4 đã được áp dụng thành công tại vùng ĐBSH (Hà Nội, Bắc Ninh và Hưng Yên).

5. Địa chỉ liên hệ:
Trung tâm Nghiên cứu và phát triển Hoa, Cây cảnh
Địa chỉ: thị trấn Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội - Điện thoại: 04.38765625

Cận cảnh các nhà màng trồng rau công nghệ cao ở Mộc Châu

Ứng dụng công nghệ cao để sản xuất rau trong nhà màng, nhà kính ở Mộc Châu giúp tăng năng suất gấp 3 lần so với thực hành canh tác trước đây của bà con. Ở tiểu khu 14 (thị trấn Mộc Châu, Sơn La), gia đình chị Đỗ Thị Thủy là một trong những hộ được các chuyên gia hàng đầu về trồng trọt và bảo vệ thực vật hỗ trợ tổ chức sản xuất rau công nghệ cao. Nhà kính trồng dưa lưới rộng 1.800m2 của gia đình chị Thủy đã được nâng cấp cơ sở hạ tầng và đưa vào vận hành ổn định. Bàn về dự định tương lai, chị muốn nhân rộng diện tích sản xuất rau công nghệ cao, hướng tới mở doanh nghiệp nhỏ và thuê công nhân trồng rau. Đây là một trong 34 hộ gia đình hưởng lợi từ dự án “Nông nghiệp thông minh. Xem chi tiết

Hơn 35.000m2 nhà màng ở Mộc Châu được hỗ trợ nâng cấp, cải tạo

Hơn 35.000m2 nhà màng, nhà kính ở Mộc Châu hưởng lợi từ dự án “Nông nghiệp thông minh vì thế hệ tương lai”. Ảnh: Quỳnh Chi. Ngày 22 - 23/4 tại Sơn La, Viện Nghiên cứu Rau quả (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) và Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) tại Việt Nam tổ chức chuỗi hoạt động thuộc khuôn khổ dự án “Nông nghiệp thông minh vì thế hệ tương lai”. Cùng tham dự sự kiện có Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT), Vụ Các tổ chức quốc tế (Bộ Ngoại giao) và đông đảo nông dân, hợp tác xã sản xuất rau tại thị trấn Nông trường Mộc Châu. Công nghệ cao giúp năng suất rau tăng gấp 3 Năm 2021, Viện Nghiên cứu Rau quả được Bộ NN-PTNT phê duyệt thực hiện dự án “Nông nghiệp thông minh vì thế hệ tương lai” do Chính. Xem chi tiết

Ký kết thỏa thuận hợp tác thực hiện Dự án “Nông nghiệp thông minh vì thế hệ tương lai”

(sonla.gov.vn) Ngày 22/4/2024, UBND tỉnh Sơn La phối hợp với Viện Nghiên cứu rau quả tổ chức Lễ ký kết Biên bản thỏa thuận hợp tác thực hiện Dự án “Nông nghiệp thông minh vì thế hệ tương lai” tại Khu Nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ về nông, lâm nghiệp Mộc Châu. Dự Lễ ký kết có các đồng chí: Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; PGS.TS Nguyễn Quốc Hùng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu rau quả; Lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh.  Lễ ký kết Biên bản thỏa thuận hợp tác thực hiện Dự án “Nông nghiệp thông minh vì thế hệ tương lai” Khu nghiên cứu ứng dụng chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ về nông, lâm nghiệp Mộc Châu có tổng diện tích là trên 35.400 m2; gồm các khu công năng như: Phòng nuôi. Xem chi tiết

CÁC BÀI VIẾT KHÁC

Tin khoa học công nghệ

Thư viện Video-clip

Trang thông tin điện tử của Viện nghiên cứu Rau quả
Địa chỉ : Thị trấn Trâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội
Điện thoại : 84-024.38276254 - Fax : 84-024.38276148
Email : info@favri.org.vn Website : http://favri.org.vn

Top