Tác giả: Mai Thị Ngoan, Bùi Thị Hồng, Đặng Văn Đông, Đinh Thị Dinh - Viện Nghiên cứu Rau Quả, Nguyễn Thị Kim Lý – Viện Di truyền Nông nghiệp - Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam.
Giống hoa lan Hồ Điệp Tiểu Kiều Tím có nguồn gốc từ Hà Lan do Viện Nghiên cứu Rau quả nhập nội năm 2006. Giống được công nhận sản xuất thử theo Quyết định số 69 QĐ-TT-CLT ngày 14 tháng 3 năm 2011 và được thử nghiệm tại Hà Nội, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hải Dương và Hưng Yên.
2. Những đặc điểm chính
Giống hoa lan Hồ Điệp Tiểu Kiều Tím có nhiều hoa trên cành, hoa bền. Giống có hoa màu tím môi màu đỏ tím, sinh trưởng, phát triển tốt, ngồng hoa dài trung bình 38,5cm, đường kính hoa 4,6 cm, tỷ lệ hoa nở 92,5% được người tiêu dùng ưa chuộng vì mang lại hiệu quả kinh tế cao.
3. Hướng sử dụng và yêu cầu kỹ thuật
Giống hoa lan hồ điệp Tiểu Kiều Tím được nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào và trồng trong nhà lưới hiện đại, có các thiết bị điều chỉnh nhiệt độ, và cường độ ánh sáng tự động phù hợp với yêu cầu sinh trưởng của cây.
Sau 18 tháng tuổi và qua 2 lần chuyển chậu, cây đủ tiêu chuẩn để đưa vào xử lý phân hóa mầm hoa: cây có 4 – 6 lá thật, chiều dài lá 16 - 19 cm, chiều rộng lá 8 – 10cm. Nhiệt độ xử lý 18 – 220C và bón phân có hàm lượng lân và kali cao (9 – 45 – 15) để kích thích mọc mầm và sau 32 – 40 ngày xử lýcây bắt đầu xuất hiện mầm hoa, sau đó chuyển sang giai đoạn chăm sóc cây sau phân hóa mầm hoa. Giai đoạn này yêu cầu nhiệt độ duy trì ở 20 – 250C và cường độ ánh sáng 5.000 – 7.000 lux, bón phân có tỷ lệ N:P:K cân đối là 20-20-20. Bên cạnh đó cần quản lý kỹ thuật vườn lan là sắp xếp chiều cao mầm hoa theo xu hướng: cây có mầm cao đặt phía cuối nhà lưới (nơi có tấm làm mát) và cây có mầm thấp đặt phía đầu nhà lưới (nơi có quạt hút gió) để khi nở hoa sẽ đồng đều nhau. Dùng que sắt cắm và kẹp để cố định ngồng hoa.
4. Điển hình đã áp dụng thành công
Giống Tiểu Kiều Tím đã được áp dụng thành công tại vùng ĐBSH (Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Dương, Bắc Ninh và Hưng Yên).
5. Địa chỉ liên hệ:
Trung tâm Nghiên cứu và phát triển Hoa, Cây cảnh
Địa chỉ: thị trấn Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội - Điện thoại: 04.38765625
1. Nguồn gốc
Tác giả: Mai Thị Ngoan, Bùi Thị Hồng, Đặng Văn Đông, Đinh Thị Dinh - Viện Nghiên cứu Rau Quả, Nguyễn Thị Kim Lý – Viện Di truyền Nông nghiệp - Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam.
Giống hoa lan Hồ Điệp Tiểu Kiều Tím có nguồn gốc từ Hà Lan do Viện Nghiên cứu Rau quả nhập nội năm 2006. Giống được công nhận sản xuất thử theo Quyết định số 69 QĐ-TT-CLT ngày 14 tháng 3 năm 2011 và được thử nghiệm tại Hà Nội, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hải Dương và Hưng Yên.
2. Những đặc điểm chính
Giống hoa lan Hồ Điệp Tiểu Kiều Tím có nhiều hoa trên cành, hoa bền. Giống có hoa màu tím môi màu đỏ tím, sinh trưởng, phát triển tốt, ngồng hoa dài trung bình 38,5cm, đường kính hoa 4,6 cm, tỷ lệ hoa nở 92,5% được người tiêu dùng ưa chuộng vì mang lại hiệu quả kinh tế cao.
3. Hướng sử dụng và yêu cầu kỹ thuật
Giống hoa lan hồ điệp Tiểu Kiều Tím được nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào và trồng trong nhà lưới hiện đại, có các thiết bị điều chỉnh nhiệt độ, và cường độ ánh sáng tự động phù hợp với yêu cầu sinh trưởng của cây.
Sau 18 tháng tuổi và qua 2 lần chuyển chậu, cây đủ tiêu chuẩn để đưa vào xử lý phân hóa mầm hoa: cây có 4 – 6 lá thật, chiều dài lá 16 - 19 cm, chiều rộng lá 8 – 10cm. Nhiệt độ xử lý 18 – 220C và bón phân có hàm lượng lân và kali cao (9 – 45 – 15) để kích thích mọc mầm và sau 32 – 40 ngày xử lýcây bắt đầu xuất hiện mầm hoa, sau đó chuyển sang giai đoạn chăm sóc cây sau phân hóa mầm hoa. Giai đoạn này yêu cầu nhiệt độ duy trì ở 20 – 250C và cường độ ánh sáng 5.000 – 7.000 lux, bón phân có tỷ lệ N:P:K cân đối là 20-20-20. Bên cạnh đó cần quản lý kỹ thuật vườn lan là sắp xếp chiều cao mầm hoa theo xu hướng: cây có mầm cao đặt phía cuối nhà lưới (nơi có tấm làm mát) và cây có mầm thấp đặt phía đầu nhà lưới (nơi có quạt hút gió) để khi nở hoa sẽ đồng đều nhau. Dùng que sắt cắm và kẹp để cố định ngồng hoa.
4. Điển hình đã áp dụng thành công
Giống Tiểu Kiều Tím đã được áp dụng thành công tại vùng ĐBSH (Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Dương, Bắc Ninh và Hưng Yên).
5. Địa chỉ liên hệ:
Trung tâm Nghiên cứu và phát triển Hoa, Cây cảnh
Địa chỉ: thị trấn Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội - Điện thoại: 04.38765625
Ngày 30/05/2023, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã tổ chức phiên họp Hội đồng nghiệm thu dự án khuyến nông Trung ương “Xây dựng mô hình sản xuất hoa chậu tập trung tại một số tỉnh phía Bắc”. Dự án do Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hoa, Cây cảnh - Viện Nghiên cứu Rau quả chủ trì, TS. Nguyễn Văn Tỉnh làm chủ nhiệm.
Hội đồng nghiệm thu do ông Lê Quốc Thanh - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia làm Chủ tịch hội đồng, đại diện các Cục, Vụ thuộc Bộ NN&PTNT và các phòng chuyên môn của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tham gia thành viên hội đồng.
Toàn cảnh hội đồng nghiệm thu dự án
Thay mặt nhóm thực hiện dự án, TS. Nguyễn Văn Tỉnh đã báo cáo tóm tắt kết quả trước hội đồng nghiệm thu, theo đó trong 3 năm thực. Xem chi tiết
Ngày 14 tháng 5 năm 2023, PGS.TS. Nguyễn Quốc Hùng - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Rau quả và đoàn cán bộ của Viện đã thăm và làm việc tại huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đoàn đã đi khảo sát hiện trạng sản xuất một số cây trồng chủ lực của huyện và có buổi làm việc với Lãnh đạo UBND và các cơ quan chuyên môn của huyện. Đón tiếp đoàn có đồng chí Lê Ngọc Dương - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân huyện và một số cán bộ thuộc Văn phòng UBND, Phòng Nông nghiệp và PTNT, Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp huyện.
Tại buổi làm việc, đồng chí Lê Ngọc Dương giới thiệu tình hình phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp trên địa bàn huyện, trong đó giới thiệu một số cây trồng chủ lực của huyện nhưng chưa được. Xem chi tiết
(Xây dựng) - Sáng 12/5, tại thành phố Nam Định, Bộ Khoa học và Công nghệ đã phối hợp với UBND tỉnh Nam Định tổ chức Hội nghị giao ban Khoa học và Công nghệ vùng đồng bằng sông Hồng lần thứ XIII năm 2023; triển khai Nghị quyết 14/NQ-CP của Chính phủ, Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng ĐBSH đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Các ông: Nguyễn Hồng Sơn - Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương; Nguyễn Hoàng Giang, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; Trần Lê Đoài - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam (từ trái qua phải) đồng chủ trì Hội nghị.
Hội nghị đã quán triệt Chương trình hành động của Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện Nghị quyết số 14/NQ-CP. Xem chi tiết
Trang thông tin điện tử của Viện nghiên cứu Rau quả Địa chỉ : Thị trấn Trâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội Điện thoại : 84-024.38276254 - Fax : 84-024.38276148 Email : info@favri.org.vn Website : http://favri.org.vn