Ứng dụng công nghệ cao sản xuất dưa lưới, dưa hấu sạch

Đến thăm mô hình trồng dưa lưới, dưa hấu trong nhà màng của anh Lê Văn Vượng ở HTX Trường Sơn, xã Vĩnh Tú, huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị mới thấy hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất.

Đầu năm 2017, Vượng kêu gọi thêm 14 thành viên thành lập HTX Trường Sơn chuyên trồng dưa lưới Nhật Bản do anh làm giám đốc. Với 700 triệu đồng vốn do các thành viên đóng góp cùng 300 triệu đồng được huyện hỗ trợ, tháng 7/2017, vườn dưa lưới trong nhà màng đầu tiên của HTX được hình thành trên diện tích hơn 2.000m2 với gần 5.000 gốc.

Anh Vượng cho biết, dưa được trồng trong nhà màng không có sâu bệnh nên không cần phun thuốc BVTV, sản phẩm sạch hoàn toàn. Tuy nhiên, khi cây ra hoa, anh phải tự thụ phấn bằng tay rất kỳ công. Sắp tới anh sẽ nuôi ong để thụ phấn cho hoa dưa, giảm công lao động. Bên trong nhà màng, anh còn đầu tư hệ thống tưới nhỏ giọt tiết kiệm nước, hệ thống phun sương cho cây.

Được đánh giá là giống cây mới, kén đất, nhưng loại dưa lưới được anh Vượng trồng cho hiệu quả cao. Mỗi cây dưa lưới từ khi trồng đến khi ra quả đạt 1,5kg để thu hoạch mất khoảng 3 tháng chăm sóc. Một cây có thể ra khoảng 4 - 5 quả nhưng để quả đạt chất lượng cao thì mỗi cây anh chỉ để còn duy nhất 1 quả.

Trời không phụ lòng người, chỉ trong thời gian ngắn vườn dưa trong nhà màng sinh trưởng tốt, tỷ lệ đậu quả cao trên 70%, tổng sản lượng ước đạt từ 4 - 4,5 tấn/vụ. Mọi thứ có vẻ khả quan mà đến bản thân Vượng cũng không ngờ. Để phù hợp với thị trường trong nước, anh dự tính chỉ bán với giá 40 - 50 ngàn đồng/kg.

Ngoài dưa lưới, anh Vượng còn trồng 10 sào dưa hấu sạch. Anh rất cẩn thận khi mỗi quả dưa trong ruộng được mình gối lên một vuông giấy pha ni lông. Kể từ khi dưa đậu quả thì anh phải đi từng gốc cây, kê quả cách ly với mặt đất để phòng ngừa kiến hoặc con bọ trong lòng đất có thể làm hỏng quả.

Mặt khác trong thời gian dưa lớn thì việc kiểm tra và đảo các mặt quả để tiếp xúc đều với ánh nắng mặt trời cũng rất quan trọng. Có làm như vậy thì vỏ quả đều màu, không bị nám và có chất lượng vượt trội.

Hiện anh đã thu hoạch dưa hấu bán ký 10 ngàn đồng. Mỗi sào trồng được khoảng 400 gốc, với mức giá bán tại vườn như trên thì khi thu hoạch sẽ thu được 10 triệu đồng. Như vậy trồng mỗi ha dưa sẽ cho thu nhập từ 160 - 180 triệu.

Bà Lê Thị Thúy Kiều, Phó phòng NN-PTNT huyện Vĩnh Linh cho biết, bình thường nếu áp dụng phương pháp canh tác truyền thống ngoài trời rất dễ bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết và sâu bệnh rất nhiều. Mô hình SX trong nhà màng của anh Vượng hạn chế được tất cả các nhược điểm trên. Canh tác trong nhà màng tăng năng suất so với cách làm truyền thống từ 30 - 50% và giá bán sản phẩm cao hơn.

Ông Trần Hữu Hùng, Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Linh khẳng định: “Thành công bước đầu của mô hình trồng dưa lưới Nhật Bản, trồng dưa hấu trong nhà màng của anh Vượng đã đem đến niềm tin và động lực lớn để nông dân làm theo. Sau khi mô hình trên thành công, đã có 3 mô hình khác được UBND huyện hỗ trợ một phần kinh phí để trồng rau củ quả trong nhà màng. Tổng kinh phí đầu tư các mô hình trên 4,6 tỷ đồng".

TRẦN LONG

Báo Nông thôn thôm mới

 

Cận cảnh các nhà màng trồng rau công nghệ cao ở Mộc Châu

Ứng dụng công nghệ cao để sản xuất rau trong nhà màng, nhà kính ở Mộc Châu giúp tăng năng suất gấp 3 lần so với thực hành canh tác trước đây của bà con. Ở tiểu khu 14 (thị trấn Mộc Châu, Sơn La), gia đình chị Đỗ Thị Thủy là một trong những hộ được các chuyên gia hàng đầu về trồng trọt và bảo vệ thực vật hỗ trợ tổ chức sản xuất rau công nghệ cao. Nhà kính trồng dưa lưới rộng 1.800m2 của gia đình chị Thủy đã được nâng cấp cơ sở hạ tầng và đưa vào vận hành ổn định. Bàn về dự định tương lai, chị muốn nhân rộng diện tích sản xuất rau công nghệ cao, hướng tới mở doanh nghiệp nhỏ và thuê công nhân trồng rau. Đây là một trong 34 hộ gia đình hưởng lợi từ dự án “Nông nghiệp thông minh. Xem chi tiết

Hơn 35.000m2 nhà màng ở Mộc Châu được hỗ trợ nâng cấp, cải tạo

Hơn 35.000m2 nhà màng, nhà kính ở Mộc Châu hưởng lợi từ dự án “Nông nghiệp thông minh vì thế hệ tương lai”. Ảnh: Quỳnh Chi. Ngày 22 - 23/4 tại Sơn La, Viện Nghiên cứu Rau quả (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) và Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) tại Việt Nam tổ chức chuỗi hoạt động thuộc khuôn khổ dự án “Nông nghiệp thông minh vì thế hệ tương lai”. Cùng tham dự sự kiện có Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT), Vụ Các tổ chức quốc tế (Bộ Ngoại giao) và đông đảo nông dân, hợp tác xã sản xuất rau tại thị trấn Nông trường Mộc Châu. Công nghệ cao giúp năng suất rau tăng gấp 3 Năm 2021, Viện Nghiên cứu Rau quả được Bộ NN-PTNT phê duyệt thực hiện dự án “Nông nghiệp thông minh vì thế hệ tương lai” do Chính. Xem chi tiết

Ký kết thỏa thuận hợp tác thực hiện Dự án “Nông nghiệp thông minh vì thế hệ tương lai”

(sonla.gov.vn) Ngày 22/4/2024, UBND tỉnh Sơn La phối hợp với Viện Nghiên cứu rau quả tổ chức Lễ ký kết Biên bản thỏa thuận hợp tác thực hiện Dự án “Nông nghiệp thông minh vì thế hệ tương lai” tại Khu Nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ về nông, lâm nghiệp Mộc Châu. Dự Lễ ký kết có các đồng chí: Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; PGS.TS Nguyễn Quốc Hùng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu rau quả; Lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh.  Lễ ký kết Biên bản thỏa thuận hợp tác thực hiện Dự án “Nông nghiệp thông minh vì thế hệ tương lai” Khu nghiên cứu ứng dụng chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ về nông, lâm nghiệp Mộc Châu có tổng diện tích là trên 35.400 m2; gồm các khu công năng như: Phòng nuôi. Xem chi tiết

CÁC BÀI VIẾT KHÁC

Tin khoa học công nghệ

Thư viện Video-clip

Trang thông tin điện tử của Viện nghiên cứu Rau quả
Địa chỉ : Thị trấn Trâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội
Điện thoại : 84-024.38276254 - Fax : 84-024.38276148
Email : info@favri.org.vn Website : http://favri.org.vn

Top