Mozambique: Ngày tàn của chuối đã đến?

Gần đây, tại một hội nghị ở Nam Phi, các nhà khoa học đã nhóm họp để thảo luận về cách kiềm chế một đợt bùng phát dịch bệnh tàn phá cây chuối ở Mozambique, châu Phi. Thủ phạm chính là một loài nấm mà vẫn tiếp du hành khắp toàn cầu. Trong những năm gần đây, nó đã lây lan khắp châu Á và Úc, phá hủy loài trái cây siêu thị có màu vàng đặc trưng.

Ảnh: Flickr/Ian Ransley

Các nhà nghiên cứu lo ngại rằng một loài nấm nguy hiểm và không ngừng phát triển có thể làm tê liệt việc độc canh cây chuối toàn cầu.

Đoàn các nhà nghiên cứu quốc tế đã chia sẻ các phương pháp tiếp cận riêng của mình với căn bệnh, hi vọng sẽ đi đến được một chiến lược nào đó để cách ly Mozambique với các nước châu Phi còn lại: một lục địa nơi chuối tối cần thiết với cuộc sống của hàng triệu người.

Tuy nhiên, chỉ vài ngày sau sau cuộc họp, một khảo sát mới tại một trang trại ở Mozambique đã được công bố. Các nhà khoa học tại hội nghị giả định rằng nấm chỉ hạn chế trong một lô đất duy nhất. Báo cáo mới lại cho thấy toàn bộ các đồn điền đều bị nhiễm nấm, mở rộng diện tích bị bệnh từ 125 mẫu lên hơn 3.500 mẫu. Tất cả nói lên rằng 7 triệu cây chuối chắc chắn sẽ bị héo úa và thối rữa.

“Tương lai có vẻ ảm đạm”, Altus Viljoen, nhà bệnh học thực vật Nam Phi, người tổ chức hội nghị nói. “Chẳng có cách nào để có thể ngăn chặn lây lan thêm nếu chúng vẫn tiếp tục được trồng”. Tệ hơn, sự lây lan nhanh của bệnh đang đe dọa mùa chuối ở các nơi khác ngoài biên giới Mozambique.

Câu chuyện về trang trại chuối châu Phi là câu chuyện về một mối đe dọa đối với một loại cây trái cây lớn nhất thế giới. Về mặt thương mại, chuối tạo ra 8 tỉ USD mỗi năm, hơn 4000 triệu người lệ thuộc vào trái cây này như một nguồn calorie cơ bản. Mặc dù chuối được trồng nhiều hơn ở châu Á nhưng châu Phi lại lệ thuộc nặng vào cây trồng này; ở các quốc gia như Rwanda và Uganda chẳng hạn, tiêu thụ chuối trung bình là khoảng 500 pound (227 kg) mỗi người mỗi năm hoặc gấp 20 lần người Mỹ điển hình. Nếu chuối biến mất, người dân ở đây sẽ bị đói.

Thủ phạm của câu chuyện đó là một loại nấm thường được gọi là “Panama Disease” nhưng thuật ngữ khoa học là Fusarium oxysporum f.sp. cubensis Tropical Race 4 (“Foc-TR4”). Nó lây nhiễm gốc cây chuối, đi ngược lên thân, bít kín dòng nhựa, khiến lá héo và cây thối rữa.

Theo báo cáo, bệnh này trước đây chỉ lây lan một vài quốc gia châu Á, gồm cả Đài Loan và Indonesia. Nhưng nhanh chóng đến Trung Quốc đại lục và sau đó vượt quan hàng ngàn cây số trên dại dương mở để xuất hiện ở Úc, nơi nó đã tàn phá ngành công nghiệp chuối ở vùng Darwin.

Điều ngạc nhiên nhất là điều này đã diễn ra trước đây với một giống chuối được đưa vào Mỹ và châu Âu từ đầu thế kỷ 20. Có tên là Gros Michel, nó hoàn toàn khác với loại chuối mà chúng ta ăn ngày nay và đã tạo nên sự thịnh vượng của Chiquita và Dole. Hai công ty này đã tạo ra một mô hình kinh doanh nông nghiệp dưa trên độc canh vốn có sự tập trung duy nhất như ngành công nghiệp thức ăn nhanh hơn là canh tác truyền thống.

Giống “Big Mike” đã sớm bắt đầu chịu thua một biến thể của Fusarium mà ngày nay được gọi là “Race 1”. Đến năm 1960, giống này tuyệt chủng. Và thay thế nó là giống chuối siêu thị ngày nay có tên Cavendish. Từ đầu các thương nhân chuối đã xem nó là sản phẩm kém chất lượng – ít thơm và dễ bị hư hơn. Tuy nhiên đối mặt với sự phá sản sau sự biến mất của Gros Michel, phút cuối họ sử dụng nó để cứu ngành công nghiệp.

Rồi tin xấu lại đến.

Mozambique không được xem là lãnh thổ chuối chủ yếu. Trái cây này hầu như là một loại cây thương mại ở đây chứ không phải là lương thực chính. Nhưng vẫn đề là xuất khẩu. Chuối có thể được chuyển đến các thị trường phía bắc, Trung Đông và châu Âu. Ít nhất là khi cây trồng hiện bị tấn công được trồng vào năm 2008.

Đầu tư đến từ Chiquita, nhà sản xuất chuối cổ xưa nhất và lớn nhất thế giới. Kỳ vọng được đặt rất cao. Hoạt động sản xuất ở quốc gia này có thể sớm chiếm đến 30% công việc kinh doanh siêu thị 2 tỉ đô của công ty, theo CEO Fernando Aguirre. Các đồn điền giữ cho nguồn cung và giá chuối ổn định và cũng mang lại lợi ích lớn cho địa phương, bổ sung thêm 3.000 việc làm cho nền kinh tế khu vực. Vào năm 2010, Chiquita rời Mozambique vì lý do công ty không có đủ chuối chất lượng để hoạt động và những lô hàng hướng bắc bị cướp biển châu Phi đe dọa quá nhiều.

 

Dây chuyền sản xuất chuối ở Mozambique

Câu hỏi lớn là căn bệnh đã thực sự đến Mozambique như thế nào. Có 2 giả thuyết được đưa ra tại hội nghị. Thứ nhất là các công nhân Philippine đến giúp xây dựng đồn điền đã vô tình mang nó tới; bệnh mạnh đến mức từ một miếng đất nhỏ dưới đế dày hay trên một dụng cụ đã có thể dẫn tới lây nhiễm toàn khu vực. Những người trồng chuối Philippine đã vật lộn với Foc-TR4 từ năm những 1990 và các công nhân ở Mozambique được Chiquita thuê và sau đó là công ty thay thế có tên Matanuska sau khi công ty chuối Mỹ rời đi.

Một ý tưởng khác là bệnh đã nằm sẵn trong đất trước khi chuối xuất hiện ở Mozambique. Các nhà khoa học nghĩ rằng điều này đã diễn ra ở Malaysia khi giống chuối Cavendish được trồng ở đây vào cuối những năm 1980, dẫn đến một trong những đợt bùng phát Foc-TR4 sớm nhất. Các nhà nghiên cứu giờ đây đang phân tích các chủng nấm được tìm thấy ở Mozambique để xem liệu nó có chung chất đánh dấu di truyền với các mẫu thu thập ở nơi khác không.

Dù nguồn gốc là gì thì chắc chắn rằng việc trồng mới đã được trang bị kém để đối phó với nấm. Trên nhiều lô đất ở các trang trại ở Mozambique, cây trồng dùng chung các cơ sở cấp nước, một điều kiện có thể cho phép nước nhiễm khuẩn lây lan từ lô này qua lô kia. Tương tự, lây nhiễm từ các nguồn tưới tiêu phổ biến là trong những cách cơ bản phiên bản Gros Michel của bệnh Panama Disease lây lan vào giữa thế kỷ 20.

Một trung gian có khả năng khác làm lây lan bệnh là người dân đi giữa các trang trại trên đường về nhà, Viljoen nói. Tại hội nghỉ Cape Town hồi tháng Tư, Jack Dwyer, CEO của liên doanh đồn điền Mozambique thừa nhận có hơn 2.500 vào ra trang trại mỗi ngày với 100 chiếc xe.

Một cây chuối nhiễm nấm

Tất cả điều này đã làm ngành công nghiệp chuối phải lưu tâm. Chỉ 5 năm trước, Aguirre của Chiquita cho Cincinnati Enquirer biết rằng: “Chúng tôi tin rằng bệnh Panama Disease là một nối đe dọa rất hạn chế và sẽ mất rất rất nhiều năm để lây lan, mặc dù nó đã thực sự vươn ra khỏi châu Á”. Sau tin tức từ Mozambique, Chiquita đã có lập trường thực tế hơn. Phát ngôn viên Ed Loyd: “Thật ngớ ngẩn nếu không chú ý”, và rằng Panama Disease là mối đe dọa lâu dài đối với ngành công nghiệp.

Loyd cũng thừa nhận rằng Chiquita đang tìm một giống chuối thay thế Cavendish. Một khả năng là một phiên bản biến đổi của giống cây này ở Đài Loan: “GCTCV 219” ngọt hơn Cavendish tiêu chuẩn và thời gian thu hoạch lâu hơn một chút nhưng có khả năng năng kháng cao với Panama Disease.

Giống này vẫn đang được thử nghiệm ở Philippine và Australia, và nó được quảng bá có ưu điểm là không phải chuối biến đổi gen; kỹ thuật được dùng để phát triển nó liên quan đến “somoclonal variation” hay chọn thủ công và lai giống giữa các giống khỏe mạnh hơn. Khả năng khác là bao gồm các giống xen kẽ. Chúng sẽ đòi hỏi công nghệ bao gói mới nhưng ngành công nghiệp đã vượt qua thách thức trong lần thay đổi Gros Michel ban đầu. Hoặc nếu việc phản kháng của người dùng bị phá vỡ thì một giống chuối biến đổi gen sẽ thay thế, có lẽ sẽ được lai với ớt kháng Fusarium.

Giải pháp tốt nhất mà các nhà khoa học về chuối nhất trí là giống. Chuyển đổi chuối thương mại từ độc canh sang một kiểu nhiều giống kháng bệnh sẽ giúp cách ly bệnh giữa các đồn điền và đồng thời mang lại trái cây thực sự ngon cho người tiêu dùng. Ở Ấn độ, trong 600 giống chuối được trồng, Cavendish được chế diễu là “chuối khách sạn”.

Hiện tại khoảng 45% sản lượng chuối thế giới là Cavendish và xuất khẩu toàn cầu giống này đang tăng khoảng 7% mỗi năm. Nếu việc độc canh nó mở rộng, đó sẽ là mối đe dọa với cả kế sinh nhai và người trồng nó.

Đối với những người Mỹ đang lo lắng liệu họ có tiếp tục có những lát chuối trong bát ngũ cốc của mình hay không thì câu hỏi là khi nào bệnh sẽ tấn công Nam Mỹ nơi trồng chuối mà người Mỹ đang ăn.

Theo Dostdongnai

Nguồn PopSci.

 

Thư viện Video-clip

Trang thông tin điện tử của Viện nghiên cứu Rau quả
Địa chỉ : Thị trấn Trâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội
Điện thoại : 84-024.38276254 - Fax : 84-024.38276148
Email : info@favri.org.vn Website : http://favri.org.vn

Top