Hội thảo từ bản làng ra thị trường: Nâng quyền cho Phụ nữ dân tộc thiểu số

Ngày 6/12/2019, tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (số 1 Tràng Tiền, Hà Nội), Ban Quản lý Dự án: Thúc đẩy bình đẳng giới thông qua nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất nông nghiệp và phát triển du lịch (GREAT) khu vực Tây Bắc Việt Nam tổ chức Hội thảo từ bản làng ra thị trường: Nâng quyền cho Phụ nữ dân tộc thiểu số nhằm mục đích giúp nâng cao nhận thức về Chương trình GREAT tới các bên liên quan, chia sẻ về mục tiêu của Chương trình, phương pháp tiếp cận, các bài học kinh nghiệm và những thành quả đã đạt được. Sự kiện cũng giúp giới thiệu quảng quá hình ảnh của các đối tác thông qua hoạt động trưng bày gian hàng. Tham gia sự kiện có Đại sứ quán Australia tại Việt Nam, các tổ chức liên quan: Cơ quan nhà nước (Ủy ban Dân tộc, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn, Tổng cục Du lịch…) Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội liên hiệp Phụ nữ tỉnh Sơn La và Lào Cai, ACIAR, World Bank, Các đối tác phát triển (UN Women, UNESCO, Đại sứ quán Ai len, Irish Aid, Đại sứ quán Canada, USAID, UNDP, Isee…), các cơ quan phi Chính phủ, dự án WEAVE, các dự án khác thuộc chương trình Aus4Vietnam, các trường đại học (Học viện Phụ nữ Việt Nam, Khoa Dân tộc học, ĐH KHXH&NV, Học Viện Nông nghiệp Việt Nam), các đối tác của GREAT, Ban Quản lý dự án tỉnh Lào Cai & Sơn La và các cán bộ của GREAT.

                Tại sự kiện này, dự án đã chuyển đến những thông điệp chính:

• GREAT là một chương trình do Chính phủ Australia tài trợ nhằm mục đích nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ.

• Tập trung chủ yếu vào phụ nữ dân tộc thiểu số tại 2 tỉnh Lào Cai và Sơn La.

• Dự án sẽ giúp tìm hiểu và giải quyết các rào cản gây khó khăn cho việc nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ và cản trở việc xóa đói giảm nghèo và bất bình đẳng giới thông qua:

Tiếp cận hệ thống thị trường trong lĩnh vực nông nghiệp và du lịch;

Tăng cường vai trò của phụ nữ trong việc ra quyết định;

Hỗ trợ các chính sách phù hợp.

Tham gia sự kiện, Viện Nghiên cứu Rau quả cùng phối hợp với các đơn vị liên quan đã có gian hàng trưng bày các công nghệ được ứng dụng trong thực hiện dự án: “Phát triển hệ thống sản xuất, bảo quản và chế biến rau, hoa theo chuỗi giá trị có gắn với du lịch tại huyện Mộc Châu và Vân Hồ, tỉnh Sơn La” như:

• Sử dụng màng phủ vải không dệt giúp ngăn sâu hại, giảm tối đa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, giảm tối đa dư lượng Nitorat (NO3-) trong sản phẩm, hạn chế cỏ dại, rút ngắn thời gian sinh trưởng, giảm tác hại do mưa, kỹ thuật áp dụng đơn giản, giảm tối đa chi phí công lao động…

120919 hoi thao tu ban lang 1

Ông Philip Harman, Cố vấn trưởng dự án GREAT đến tham quan gian hàng của Viện Nghiên cứu Rau quả

• Ứng dụng công nghệ điều khiển tự động qua điện thoại giúp điều khiển bật tắt hệ thống tưới, hệ thống điện,… cây trồng tự động từ xa. Việc điều khiển tự động giúp người sản xuất chủ động hơn trong quá trình chăm sóc cây trồng. Điều quan trọng là trong trường hợp SIM điện thoại hết tiền thiết bị vẫn nhận lệnh bình thường chỉ cần SIM còn thời gian hoạt động,... Những công nghệ này được triển khai tại các huyện Mộc Châu, Vân Hồ tỉnh Sơn La sẽ mang lại những lợi ích thiết thực cho các nông hộ trong thời đại nông nghiệp công nghệ số.

120919 hoi thao tu ban lang 2

Bà Robyn Mudie, Đại diện Đại sứ Quán Australia tại Việt Nam đến tham quan gian hàng của Viện Nghiên cứu Rau quả

Tại sự kiện, gian hàng của Viện Nghiên Nghiên cứu Rau quả tạo ra điểm nhấn quan trọng, đã được Bà Robyn Mudie, Đại diện Đại sứ Quán Australia tại Việt Nam và Ông Philip Harman, Cố vấn trưởng dự án GREAT đến tham quan và đánh giá cao.  

       ThS. Lê Như Thịnh, Bộ môn Kinh tế thị trường

Nguồn: Viện Nghiên cứu Rau quả

Trang thông tin điện tử của Viện nghiên cứu Rau quả
Địa chỉ : Thị trấn Trâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội
Điện thoại : 84-024.38276254 - Fax : 84-024.38276148
Email : info@favri.org.vn Website : http://favri.org.vn

Top