Triển khai ứng dụng quy trình công nghệ bảo quản quả chuối tây tại Công ty TNHH Nông nghiệp VIBA
Công ty TNHH Nông nghiệp Viba là một doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp theo chuỗi cung ứng từ trồng trọt, sơ chế bảo quản, chế biến và tiêu thụ nông sản, trong đó chuối là sản phẩm chủ lực của công ty với vùng nguyên liệu rộng 100.000 m2 ở Hòa Bình và Hưng Yên cho sản lượng 1.350 tấn. Công ty có cơ sở vật chất đồng bộ với xưởng sơ chế đảm bảo VSATTP – 1000 m2; Nhà máy chế biến sản phẩm đảm bảo VSATTP – 1000 m2; Hệ thống phòng và thiết bị rấm lạnh, công nghệ cao – 500 m3; Kho bảo quản, phân phối – 10000 m3. Các sản phẩm của công ty được phân phối cho hơn 3000 đại lý khắp cả nước và xuất khẩu tới các thị trường khó tính như Nhật Bản, Séc,…
Tháng 5 năm 2024, Viện Nghiên cứu Rau quả và Công ty TNHH Nông nghiệp Viba – Lương, Hòa Bình đã phối hợp triển khai ứng dụng quy trình công nghệ bảo quản quả chuối tây giống GL 3-2 ở quy mô 10 tấn nguyên liệu và quy trình công nghệ chế biến chuối tây sấy dẻo với quy mô 500kg nguyên liệu/mẻ. Đây là các nôi dung quan trọng thuộc đề tài “Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp kỹ thuật xử lý cận thu hoạch, bảo quản và chế biến một số sản phẩm từ quả chuối tây phục vụ nội tiêu và xuất khẩu” do Viện Nghiên cứu Rau quả chủ trì và thực hiện.
PSG.TS. Hoàng Thị Lệ Hằng – Phó viện trưởng, chủ nhiệm đề tài, nhóm cán bộ kỹ thuât của viện Nghiên cứu Rau quả và ông Trần Trung Đức – Giám đốc công ty TNHH nông nghiệp VIBA chụp ảnh kỷ niệm
Chủ nhiệm đề tài và cán bộ kỹ thuật của Viện Nghiên cứu Rau quả đã tiến hành tập huấn/ trao đổi công nghệ bảo quản quả chuối tây với cán bộ và công nhân của công ty TNHH Nông nghiệp VIBA bao gồm: Giới thiệu các công đoạn cũng như các yêu cầu về kỹ thuật trong từng công đoạn của quy trình bảo quản chuối tây. Tiếp đó, các cán bộ của Viện Nghiên cứu Rau quả cùng với công nhân của công ty TNHH Nông nghiệp VIBA tiến hành các công việc thử nghiệm quy trình công nghệ bảo quản quả chuối tây trên dây chuyền thiết bị tại Công ty.
PSG.TS. Hoàng Thị Lệ Hằng trực tiếp hướng dẫn xử lý tiền bảo quản
Trong quá trình triển khai, các cán bộ kỹ thuật của viện Nghiên cứu Rau quả đã trực tiếp hướng dẫn, giám sát quá trình thực hiện nhằm đảm bảo từng công đoạn được thực hiện đúng theo quy trình công nghệ đã được viện nghiên cứu xấy dựng.
ThS. Nguyễn Hoàng Việt - Cán bộ thực hiện đề tài hướng dẫn và giám sát quá trình bao gói quả chuối tây trước khi đưa vào kho bảo quản
Các công nhân của công ty TNHH nông nghiệp VIBA đang thực hiện các công đoạn trong quy trình công nghệ bảo quản chuối tây
Hình ảnh quả chuối tây nguyên liệu và chuối tây đã được đóng gói bảo quản trong kho
Để đánh giá hiệu quả của quy trình bảo quản chuối tây, nhóm cán bộ kỹ thuật của viện đã định kỳ lấy mẫu 6 ngày/lần để kiểm tra các chỉ tiêu về mức độ tổn thất như tỷ lệ hao hụt khối lượng tự nhiên (%), tỷ lệ thối hỏng (%), tỷ lệ chuối chín (%), kết quả cho thấy:
- Tỉ lệ thối hỏng: tỷ lệ thối hỏng của chuối tây tăng dần theo thời gian bảo quản với mức độ tăng cao hơn so với kết quả quy mô phòng thí nghiệm. Điều này là phù hợp do khi bảo quản ở quy mô lớn, việc ổn định nhiệt độ cũng như sự thoát hơi nước không thể điều chỉnh kịp thời như quy mô nhỏ - quy mô phòng thí nghiệm nên hiện tượng tăng nhiệt và tăng ẩm trong khối nguyên liệu diễn ra thường xuyên hơn dẫn đến tỷ lệ thối hỏng tăng hơn. Tuy nhiên, khi so sánh tỷ lệ này với kết quả quy mô thí nghiệm cho thấy tỷ lệ thối hỏng có mức độ tăng không đáng kể so với quy mô phòng thí nghiệm và sau 30 ngày bảo quản tỷ lệ này vẫn trong ngưỡng đạt yêu cầu đạt 7,3% (<10%), điều đó cho thấy việc kiểm soát nhiệt độ trong kho bảo quản đã giúp làm chậm các quá trình biến đổi cũng như sự thối hỏng của chuối tây trong thời gian 30 ngày bảo quản. Nhưng khi tiếp tục kéo dài thời gian bảo quản đến 36 ngày thì tỷ lệ thối hỏng tăng lên khá nhanh (12,2%) không đạt mục đích bảo quản.
- Tỉ lệ hao hụt khối lượng tự nhiên: Trong quá trình bảo quản chuối tây vẫn là một thực thể “sống”, quá trình hô hấp của quả vẫn diễn ra dẫn đến hao hụt khối lượng tự nhiên do sự thoát hơi nước và tiêu hao các hợp chất chất hữu cơ từ đó dẫn đến hao hụt khối lượng của nguyên liệu. Kết quả cho thấy tỷ lệ hao hụt khối lượng tự nhiên của chuối tây sau 30 ngày bảo quản là 5,5%. Khi so sánh tỷ lệ này với kết quả thu được ở thí nghiệm cho thấy, tỷ lệ hao hụt trong mô hình tương đương với tỷ lệ hao hụt trong thí nghiệm quy mô phòng thí nghiệm, điều này là do quá trình lựa chọn, thu mua nguyên liệu để thực hiện mô hình theo tiêu chuẩn đưa ra rất nghiêm ngặt nên độ già, hàm lượng nước, thành phần các chất có trong nguyên liệu đạt đến 1 giá trị tối ưu cho mục đích bảo quản. Hơn nữa, với các biện pháp kỹ thuật sử dụng nhằm hạn chế quá trình hô hấp đối với nguyên liệu – là kết quả của đề tài -là phù hợp với quy mô lớn.
- Tỉ lệ quả chín: Chuối tây là loại quả có quá trình chín sau thu hoạch xảy ra rất nhanh, đặc biệt ở điều kiện nhiệt độ cao. Vì vậy để hạn chế quá trình chín thì việc kiểm soát nhiệt độ và hàm lượng ethylen của môi trường bảo quản là quan trọng nhất. Kết quả khi thực hiện mô hình cho thấy tỷ lệ chín của chuối tây sau 30 bảo quản ở điều kiện lạnh 15 -17oC là 3,5%, Đây là một trong những thành công của đề tài đối với loại quả có tính chín tiếp này. Điều này cho thấy việc kết hợp biện pháp tiền xử lý lạnh (nhằm hạn chế quá trình sinh lý) với nhiệt độ bảo quản phù hợp và sử dụng chế phẩm hấp phụ ethylen trong môi trường có độ chân không thấp đã phát huy tác dụng.
Quả chuối tây giống GL3-2 sau 30 ngày bảo quản ở nhiệt độ 15 -17oC
Kết quả triển khai quy trình bảo quản chuối tây ở quy mô 10 tấn nguyên liệu cho thấy quy trình công nghệ khi áp dụng vào thực tế sản xuất đã cho hiệu quả bảo quản tương đương với kết quả thu được khi nghiên cứu ở quy mô phòng thí nghiệm. Tỷ lệ thối hỏng trong quá trình bảo quản đều đạt dưới 6% đáp ứng với mục tiêu đã đặt ra. Quy trình có khả năng ứng dụng thực tiễn và có thể áp dụng ở mô hình lớn hơn tại vùng sản xuất cũng như tại các cơ sở thu mua, tiêu thụ, cho thấy quy trình công nghệ bảo quản chuối tây có độ ổn định cao trong điều kiện thực tế sản xuất. Quy trình dễ thao tác, phù hợp với trình độ công nhân của cơ sở sản xuất nông sản nói chung và công ty TNHH VIBA nói riêng.
Hoàng Thị Lệ Hằng, Nguyễn Đức Hạnh, Hoàng Thị Tuyết Mai,
Nguyễn Hoàng Việt, Hoàng Lâm Tùng
Nguồn: Viện Nghiên cứu Rau quả
Tin mới
- Chuyển giao, đào tạo và xây dựng mô hình một số giống hoa tại Đăk Nông - 10/12/2024 03:38
- Chuyển giao và xây dựng mô hình một số giống hoa tại Điện Biên - 10/12/2024 03:25
- Tập huấn “Quy trình sản xuất hoa lan hồ điệp dưa kim hoàng hậu và dưa chuột baby ứng dụng công nghệ cao cho các tỉnh phía Bắc” - 10/12/2024 02:42
- Kế quả kiểm tra đánh giá mô hình hoa đào phai cánh kép Thanh Hóa - 09/12/2024 08:14
- Kết quả chuyến tham quan học tập “Bảo tốn và phát phát triển Đa dạng nguồn gen cây trồng tại địa phương” tại Trường phổ thông Dân Tộc Bán Trú TH & THCS Hầu Thào, xã Mường Hoa, Thị xã Sa Pa, Lào Cai - 29/11/2024 08:06
Các tin khác
- Tập huấn kỹ thuật chăn nuôi ong mật - 27/11/2024 03:30
- Khảo sát học tập mô hình sản xuất liên kết và tiến bộ kỹ thuật theo tư duy kinh tế nông nghiệp các đối tượng rau, hoa chất lượng cao - 21/11/2024 03:42
- Tổ chức tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác chuyển giao giống cây trồng mới vào sản xuất” - 06/11/2024 09:29
- Khảo sát đánh giá kết quả thực hiện dự án “Chuyển đổi hệ thống nông nghiệp thông qua các giải pháp thân thiện với thiên nhiên để bền vững và linh hoạt hơn” (Nature plus) tại Sa Pa – Lào Cai. - 06/11/2024 07:10
- Tổ chức hội thảo tham vấn lần thứ hai: “Báo cáo kết quả khảo sát hộ gia đình về sản xuất thực phẩm, mua sắm và chế độ ăn uống ở khu vực thành thị của Việt Nam và Philippines tập trung vào rau quả và đề xuất các ý tưởng nghiên cứu bổ sung” - 25/10/2024 08:10