“VinEco muốn lan tỏa mô hình nông nghiệp công nghệ cao, thay đổi tư duy làm nông nghiệp của người Việt”
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Phó Tổng giám đốc VinEco cho biết, vượt qua vai trò của một nhà sản xuất nông nghiệp đơn thuần, điều quan trọng mà VinEco theo đuổi là sứ mệnh lan tỏa mô hình nông nghiệp
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo cho biết, VinEco hiện có quy mô nhân sự gần 600 người, trong đó có hơn 400 người là chuyên gia, kỹ sư nông nghiệp. Tầm nhìn của VinEco là trở thành nhân tố tiên phong cho sự cải cách và phát triển của ngành nông nghiệp Việt Nam, góp phần tạo hiệu ứng lan tỏa cộng đồng, thúc đẩy các doanh nghiệp, nông dân và toàn xã hội cùng hướng đến một nền nông nghiệp xanh, bền vững vì sức khỏe của người dân và tương lai cho thế hệ mai sau.
“Sau 3 năm hình thành và phát triển VinEco đã có 14 nông trường hiện đại ở các tỉnh thành trên cả nước, với tổng diện tích 3.000 ha trải dài từ Bắc vào Nam. VinEco cũng là đơn vị tiên phong đưa công nghệ và kĩ thuật nông nghiệp tiên tiến hàng đầu thế giới về Việt Nam. Công ty đã kí hợp đồng tư vấn, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật, giống và thiết bị nông nghiệp với các đối tác uy tín trên thế giới như: công nghệ tưới nhỏ giọt, tưới phun mưa của Netafirm (Israel); công nghệ nhà kính điều khiển khí hậu của Marchegay (Pháp), công nghệ canh tác nhiều tầng (Singapore)” bà Thảo chia sẻ.
Bà Thảo còn nhấn mạnh rằng, vượt qua vai trò của một nhà sản xuất nông nghiệp đơn thuần, điều quan trọng mà VinEco theo đuổi là sứ mệnh lan tỏa mô hình nông nghiệp công nghệ cao, góp phần thay đổi tư duy làm nông nghiệp của người Việt.
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo cho biết: “Năm 2016, chúng tôi đã khởi động chương trình “Đồng hành, hỗ trợ và thúc đẩy sản xuất nông nghiệp Việt”, liên kết với gần 1000 hộ nông dân và hợp tác xã trên toàn quốc. 14 trang trại của VinEco đã trở thành 14 điểm lan tỏa mô hình nông nghiệp công nghệ cao trên khắp cả nước, trở thành một trong những cầu nối thị trường, góp phần thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp tại Việt Nam. Không dừng lại ở việc đóng góp tích cực cho nông nghiệp trong nước, với mục tiêu đưa thương hiệu nông sản Việt Nam lên đấu trường thế giới, VinEco còn tích cực tham gia các hội chợ quốc tế, ghi dấu ấn cho hệ thống nông sản đặc trưng hoàn toàn “made in Vietnam”.
Hiện nông sản VinEco được phân phối tại 108 siêu thị VinMart, hơn 1.800 cửa hàng VinMart+, bán trực tuyến qua trang thương mại điện tử Adayroi.com và các kênh đối tác khác ... VinEco cũng đã có những đơn hàng đầu tiên xuất khẩu sang thị trường Châu Âu và đang tiếp tục mở rộng thị phần.
14 trang trại của VinEco đã trở thành 14 điểm lan tỏa mô hình nông nghiệp công nghệ cao trên khắp cả nước, trở thành một trong những cầu nối thị trường, góp phần thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp tại Việt Nam
Phát biểu tại hội thảo "Tiếp cận Nông nghiệp 4.0 ở Việt Nam" năm 2018, bà Nguyễn Thị Luyến, Trưởng ban Thể chế kinh tế của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, ngành nông nghiệp có vai trò quan trọng, góp phần vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Cụ thể, xuất siêu thương mại ngày càng tăng, trong đó, năm 2017 đạt trên 8 tỷ USD và giải quyết việc làm chiếm trên 40% lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế. Vấn đề đặt ra là tăng trưởng dựa vào yếu tố đầu vào truyền thống, công nghệ lạc hậu, năng suất, chất lượng thấp dẫn đến khó cạnh tranh. Nhưng nếu ứng dụng các thành tựu của công nghiệp 4.0 vào nông nghiệp sẽ tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực, giảm thiểu công lao động, giảm thất thoát do thiên tai, dịch bệnh, an toàn môi trường, tiết kiệm chi phí trong từng khâu hay toàn bộ quá trình sản xuất - chế biến - tiêu thụ.
Giáo sư Nguyễn Quang Thạch, Chủ tịch Hội Sinh lý thực vật Việt Nam chia sẻ về những khó khăn của Việt Nam khi bước vào nền nông nghiệp thông minh như: Thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao có khả năng hội nhập và nền tảng cơ sở hạ tầng tối thiểu để thiết lập hệ thống tự động hóa kết nối với Internet. Chưa có nhiều doanh nghiệp tham gia ứng dụng KH&CN trong sản xuất nông nghiệp, nhất là việc ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển nông nghiệp.
Bình luận về vấn đề này, PGS.TS Đặng Văn Đông, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu rau quả, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ thiết thực hiệu quả hơn nữa để khuyến khích các nhà nghiên cứu, doanh nghiệp và người dân tham gia ứng dụng công nghệ 4.0. Tăng cường phối kết hợp giữa các chuyên gia về lĩnh vực công nghệ thông tin với các chuyên gia về lĩnh vực nông nghiệp để ngày càng hoàn thiện chương trình phần mềm ứng dụng 4.0 vào đối tượng rau, hoa, quả nói riêng và nông nghiệp nói chung, tăng cường thông tin phổ biến tác dụng của ứng dụng 4.0 trong nông nghiệp để mọi người hiểu được đúng vai trò, ý nghĩa của chương trình này từ đó lên kế hoạch ứng dụng cho mình. Số hóa nền nông nghiệp là giải pháp nền tảng để ngành nông nghiệp Việt Nam vợt qua thách thức và tiến vào nông nghiệp thông minh.
Nguồn: cafebiz.vn
Tin mới
- Xuất khẩu nông sản chính ngạch: Hướng phát triển bền vững - 02/04/2019 03:25
- Xuất khẩu rau củ quả sang Singapore: Đầu tư chiều sâu vào phát triển bền vững - 02/04/2019 03:23
- Siêu thị đua nhau gói rau củ bằng lá chuối - 02/04/2019 02:13
- Nông sản ngày càng khó vào EU - 01/04/2019 04:03
- Khai mạc triển lãm quốc tế chuyên ngành rau, hoa, quả lần 2 - 14/03/2019 07:00
Các tin khác
- Xuất khẩu rau quả hướng tới mục tiêu đạt kim ngạch 4,2 tỷ USD - 06/03/2019 01:56
- Ngành công nghiệp hoa hồng Bulgaria thu hút nhà đầu tư thế giới - 26/02/2019 02:44
- Hoa lan khoe sắc trên đất cảng - 24/02/2019 07:44
- Trung Quốc có xu hướng giảm nhập khẩu dưa hấu - 21/02/2019 07:03
- Rau quả rộng cửa xuất khẩu - 20/02/2019 08:13