Trên 1.500 ha cam bị vàng lá, khô đầu cành
BHG - Chiều 3.8, Sở Nông nghiệp và PTNT đã đi kiểm tra thực tế và làm việc với huyện Bắc Quang và Quang Bình về hiện tượng cây cam bị vàng lá, khô đầu cành, phát triển kém và chết. Tham dự có các chuyên gia Viện Nghiên cứu rau quả (Bộ Nông nghiệp và PTNT).
Một vườn cam tại xã Vĩnh Hảo bị vàng lá, khô đầu cành
Chuyên gia Viện nghiên cứu rau quả phân tích nguyên nhân cây cam bị vàng lá ngay tại vườn
Theo báo cáo, đến nay tổng diện tích cam có hiện tượng bị vàng lá, khô đầu cành, sinh trưởng, phát triển kém và chết ở 2 huyện Bắc Quang và Quang Bình là 1.560,79 ha, phần lớn hiện tượng này xảy ra trên cây cam Sành. Trong đó Bắc Quang là 979,69 ha/1.146 hộ ở 20 xã, thị trấn; Quang Bình 581,1ha ở 9 xã, thị trấn. Tình trạng cây cam bị hiện tượng trên xuất hiện từ năm 2021 nhưng bắt đầu lan rộng từ đầu đầu năm nay, nhất là sau những đợt mưa đầu mùa. Qua kiểm tra thực tế và khảo sát các hộ trồng cam tại xã Vĩnh Hảo (Bắc Quang), ngành chuyên môn và các chuyên gia nhận định nguyên nhân dẫn đến hiện tượng vàng lá, khô cành trên cây cam được xác định do quy trình canh tác chưa đảm bảo, người dân chưa bổ sung dinh dưỡng đúng, đủ theo thời gian sinh trưởng, phát triển của cây, nhất là các loại phân hữu cơ và còn tình trạng còn sử dụng thuốc trừ cỏ, khiến độ PH trong đất giảm; tích tụ nhiều mầm bệnh như nấm gây hại Fusarium và Pythium/Phytopythium, bệnh Greening và phát triển diện tích cam không đúng vùng quy hoạch…
Người dân xã Vĩnh Hảo chia sẻ quy trình trồng, chăm sóc và hiện tượng cây bị vàng lá cho các chuyên gia để tìm hướng khắc phục
Cuộc làm việc giữa lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT với hai huyện Bắc Quang, Quang Bình
Tại buổi làm việc, lãnh đạo huyện Bắc Quang, Quang Bình và các xã có diện tích lớn cam bị hiện tượng vàng lá, khô đầu cành báo cáo, đề xuất các biện pháp hỗ trợ người dân địa phương ngăn chặn lan rộng và khắc phục tình trạng trên. Chuyên gia Viện Nghiên cứu rau quả chia sẻ đề tài nghiên cứu về các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng và phương pháp phục hồi cam bị vàng lá. Sở Nông nghiệp và PTNT yêu cầu các địa phương rà soát tổng thể các diện tích bị vàng lá, khô đầu cành, xác định rõ diện tích có nhu cầu chuyển đổi sang các loại cây trồng khác và diện tích phục hồi lại, nhất là những diện tích đang thụ hưởng chính sách vay vốn hỗ trợ của Nghị quyết 58 của HĐND tỉnh; đồng thời đề xuất tỉnh các giải pháp hỗ trợ chủ vườn khắc phục; tăng cường quản lý vật tư nông nghiệp, giống cây trồng, tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện đúng quy trình sản xuất, khuyến cáo của ngành chuyên môn. Các đơn vị chuyên môn trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với Viện Nghiên cứu rau quả tiếp tục nghiên cứu mô hình phục hồi cam đang thí điểm để đánh giá kết quả, thống nhất quy trình phục hồi những diện tích cam thoái hóa, vàng lá, khô đầu cành…
Nguồn: baohagiang.vn
Tin mới
- Thách thức của ngành hàng sen Đồng Tháp - 09/09/2022 04:56
- Phát triển các giống hoa sen theo chuỗi giá trị - 09/09/2022 04:54
- TP. Thái Nguyên: Mô hình trồng hoa sen cho hiệu quả kinh tế cao - 09/09/2022 04:51
- Hà Giang: Xây dựng sản phẩm OCOP cho mít dai vàng - 07/09/2022 09:27
- Bàn giải pháp phát triển bền vững cam Sành Hà Giang - 07/09/2022 09:25
Các tin khác
- Nữ nghiên cứu viên 9X say mê nông nghiệp, giành học bổng 10.000 Euro - 26/07/2022 04:22
- Trăn trở cởi 'nút thắt' vùng nguyên liệu - 20/07/2022 09:07
- Bắc Giang quyết làm vải hữu cơ - 20/07/2022 09:03
- Thời tiết bất thường: Chăm sóc rau trái vụ như thế nào cho hiệu quả? - 11/07/2022 09:08
- Nông dân xứ Mường trồng bí ngồi Hàn Quốc trong nhà màng, quả đẻ la liệt, ngày nào cũng được thu tiền - 29/06/2022 07:01