Loài thụ phấn hoang dã gặp nguy do loài ong thương mại bị bệnh

In bài này

Virus mang trên người những con ong thương mại có thể nhảy sang quần thể loài thụ phấn tự nhiên và có khả năng tàn phá chúng.

 

Một nghiên cứu mới của Đại học Exeter, Mỹ đã phát hiện ra rằng vi-rút mang trên người những con ong thương mại có thể nhảy sang  quần thể loài thụ phấn tự nhiên và có khả năng tàn phá chúng. Các nhà nghiên cứu đang kêu gọi áp dụng các biện pháp mới để ngăn chặn việc thả các loài thụ phấn nhiễm bệnh vào môi trường tự nhiên.

Ong mật và ong nghệ thương mại thường được dùng để thụ phấn cho cây trồng như cà chua, ớt chuông và hạt cải dầu. Virus phát triển nhanh trên quần thể ong này có khả năng tàn phá các loài thụ phấn tự nhiên, bao gồm ong, ruồi giả ong, và bướm, khiến cho đa dạng sinh học và an ninh lương thực gặp nguy cơ.

Giá trị toàn cầu của loài côn trùng thụ phấn ước tính khoảng 153 tỷ Euro một năm. Sự thụ phấn thương mại chủ yếu là từ ong mật và ong nghệ, nhưng các loài thụ phấn tự nhiên cũng đóng vai trò quan trọng trong thụ phấn cho cây trồng cũng như đối với thực vật bản địa. Các loài thụ phấn đã bị sụt giảm và tuyệt chủng trong những năm gần đây do hậu quả môi trường sống bị phá hủy,  trong đó việc sử dụng thuốc trừ sâu và bệnh truyền nhiễm đóng vai trò ngày càng lớn.

Tiến sĩ Lena Wilfert từ Đại học Exeter cho biết: "Nghiên cứu của chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ngăn chặn không cho thả các loài thụ phấn thương mại bị bệnh vào trong tự nhiên. Các bệnh mang trên loài thương mại ảnh hưởng đến nhiều loại thụ phấn tự nhiên khác nhau nhưng có thể tránh được sự lây lan của chúng bằng cách cải thiện các phương pháp giám sát và quản lý".

"Người nuôi ong mật thương mại có trách nhiệm bảo vệ các loài thụ phấn tự nhiên không bị bệnh".

Các nhà nghiên cứu đã xem xét lại các nghiên cứu hiện nay để xác định tiềm năng xuất hiện bệnh trong quần xã loài thụ phấn hoang dã dựa trên các virus trên ong mật đã được biết.

Nguyên nhân chính dẫn đến sự thua lỗ liên quan đến bệnh từ các đàn ong mật thương mại là ký sinh trùng Varroa. Ký sinh trùng này giúp lây lan bệnh và có thể làm tăng độc tính của chúng. Một trong những loại virus này, virus Deformed Wing, được xác định là một bệnh mới xuất hiện  ở các loài thụ phấn và sự phổ biến của nó ở ong mật thương mại được cho là nguyên nhân dẫn đến sự tồn tại của nó ở ong vò vẽ hoang dã.

Hành vi xã hội của ong mật, ong vò vẽ và ong bắp cày, cung cấp điều kiện nhiễm bệnh hoàn hảo trong đàn và giữa các loài khác nhau.

Nguy cơ lây truyền bệnh có thể còn tăng thêm khi việc quản lý các loài thương mại yếu kém, như vận tải ong quốc tế mà không kiểm tra thích hợp, nuôi tập trung, sàng lọc mầm bệnh kém, và thả ong thương mại vào môi trường để tương tác tự do với các loài thụ phấn tự nhiên. Nghiên cứu trong tương lai sẽ tìm hiểu loài thương mại nào chi phối sự truyền bệnh. Các nhà nghiên cứu cũng sẽ giám sát sự hiệu quả của các chương trình bảo tồn hiện tại để xác định sự thành công trong việc bảo vệ quần thể thụ phấn hoang dã.

Dostdongnai
Nguồn: Eurekalert

 

Tin mới

Các tin khác