Hòa Bình tăng cường phát triển cây ăn quả có múi

Đến nay, một số cây ăn quả có múi ở tỉnh Hòa Bình đã bước đầu cho thấy tiềm năng, hiệu quả kinh tế, thích ứng trên vùng đất vườn đồi. Đặc biệt, tại các vùng sản xuất cam, bưởi tập trung, ứng dụng công nghệ cao.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, nhằm phát huy thế mạnh sẵn có của địa phương, tạo ra sản phẩm mang tính hàng hóa, nâng cao thu nhập cho người dân, tỉnh Hòa Bình khuyến khích phát triển, mở rộng diện tích cây ăn quả có múi.

Trong đó, cây có múi được xác định là cây trồng chủ lực, được tỉnh hỗ trợ phát triển.

 181206 hoa binh tang cuong

Hòa Bình tăng cường phát triển cây ăn quả có múi

Đến nay, một số cây ăn quả có múi đã bước đầu cho thấy tiềm năng, hiệu quả kinh tế, thích ứng trên vùng đất vườn đồi. Đặc biệt, tại các vùng sản xuất cam, bưởi tập trung, ứng dụng công nghệ cao.

Bên cạnh đó, các sản phẩm như cam Cao Phong được Cục Sở hữu Trí tuệ cấp Giấy chứng nhận Chỉ dẫn địa lý; Cam Lạc Thủy được đón nhận bảo hộ nhãn hiệu tập thể; Bưởi đỏ Tân Lạc được đón nhận bảo hộ nhãn hiệu tập thể.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nhận định đây được coi là “đòn bẩy” quan trọng giúp sản phẩm cây ăn quả có múi của tỉnh Hòa Bình quảng bá thương hiệu, mở rộng thị trường.

Theo số liệu thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hòa Bình, những năm gần đây, diện tích và sản lượng cây có múi trên địa bàn tỉnh liên tục tăng, từ 1.976 ha năm 2013 tăng lên 9.700 ha năm 2018, với năng suất 24 tấn/ha, sản lượng đạt 123.000 tấn.

Diện tích cây có múi tập trung chủ yếu ở 9/11 huyện, trong đó cam, quýt tập trung ở các huyện Cao Phong, Lạc Thủy, bưởi ở huyện Tân Lạc.

Tại “thủ phủ” cam Cao Phong, diện tích cây ăn quả có múi trên 3.000ha, diện tích kinh doanh 1.300ha, sản lượng ước đạt 36.000 tấn, tăng 3.000 tấn so với năm 2017.

Ông Hồ Xuân Dũng, Phó chủ tịch UBND huyện Cao Phong, cho biết với 1 ha cam như hiện nay, người dân có thu nhập từ 400 - 500 triệu đồng sau khi trừ chi phí. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả như vậy thì các nhà vườn phải tuân thủ áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất theo tiêu chuẩn sạch, an toàn.

Hiện toàn huyện Cao Phong có khoảng 800 ha cam, quýt được cấp chứng nhận VietGAP và dán tem truy xuất nguồn gốc trên quả và bao bì nhằm tránh hàng giả, hàng nhái trà trộn làm mất uy tín sản phẩm cam Cao Phong.

Nguồn: vietnambiz.vn

Hội nghị thông tin kết quả nghiên cứu và bàn giao sản phẩm đề tài, dự án khoa học và công nghệ tỉnh Bắc Giang

Để ứng dụng, nhân rộng kết quả của các nhiệm vụ khoa học và công nghệ sau khi nghiệm thu, ngày 05 tháng 4 năm 2024, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Giang đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND huyện Tân Yên tổ chức hội nghị thông tin kết quả nghiên cứu và bàn giao sản phẩm của một số đề tài, dự án khoa học và công nghệ cấp tỉnh. Trong đó có dự án KHCN “Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ xây dựng mô hình phát triển giống vú sữa Tân Yên, tỉnh Bắc Giang” do Viện Nghiên cứu Rau quả thực hiện. Tham dự Hội nghị có Lãnh đạo và chuyên viên các Sở: Khoa học và Công nghệ; Đại diện UBND và phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Tân Yên; Đại diện lãnh đạo. Xem chi tiết

Phát triển hoa, cây cảnh gắn với du lịch nông nghiệp

Trong các sản phẩm gắn với du lịch nông nghiệp thì hoa, cây cảnh là lĩnh vực có nhiều tiềm năng, lợi thế nhất. Câu lạc bộ Đổi mới sáng tạo (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) vừa tổ chức hội thảo "Thúc đẩy ứng dụng sản xuất và tiêu dùng rau, hoa, quả theo hướng nông nghiệp sinh thái có kết hợp với du lịch nông nghiệp". Hội thảo thu hút sự quan tâm tham dự của rất nhiều nhà khoa học đến từ Viện Nghiên cứu Rau quả (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) và Học viện Nông nghiệp Việt Nam, cùng hàng chục nhà vườn nông nghiệp sinh thái ở khắp các tỉnh phía Bắc. Hội thảo thu hút đông đảo đại biểu cùng thảo luận về nông nghiệp sinh thái kết hợp với du lịch nông nghiệp. Ảnh: Hải Tiến. Tham luận tại hội thảo, ông Phạm Hải Quỳnh. Xem chi tiết

Nghiên cứu mới cho thấy những mặt trái tiềm ẩn của canh tác hữu cơ

Việc mở rộng đất canh tác hữu cơ có thể dẫn đến việc sử dụng thuốc trừ sâu nhiều hơn trên các cánh đồng thông thường xung quanh, làm giảm bớt một số lợi ích về môi trường. Nông dân thu hoạch nho tại California, Mỹ. Ảnh: wineinstitute.org Canh tác hữu cơ thường được quảng bá như một giải pháp bền vững hơn cho sản xuất lương thực, tận dụng các hình thức kiểm soát sâu bệnh tự nhiên để thúc đẩy canh tác thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Science ngày 21-3 cho thấy việc mở rộng đất canh tác hữu cơ có thể dẫn đến việc sử dụng thuốc trừ sâu nhiều hơn trên các cánh đồng thông thường xung quanh, làm giảm bớt một số lợi ích về môi trường. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những "tác động lan. Xem chi tiết

CÁC BÀI VIẾT KHÁC

Tin khoa học công nghệ

Thư viện Video-clip

Trang thông tin điện tử của Viện nghiên cứu Rau quả
Địa chỉ : Thị trấn Trâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội
Điện thoại : 84-024.38276254 - Fax : 84-024.38276148
Email : info@favri.org.vn Website : http://favri.org.vn

Top