Đã đến lúc thay đổi cơ chế đặt hàng cho các Viện

Cơ chế tự chủ về tài chính ở các viện nghiên cứu đang tạo ra những diễn biến theo chiều hướng khác nhau ở các đơn vị khoa học của ngành nông nghiệp. Ở nhiều viện nghiên cứu thì đây là cơ hội để thay đổi và vượt lên, nhưng nhiều nơi cũng đứng trước những nguy cơ tụt hậu về năng lực.

 181128 da den luc thay doi 1

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh

Trao đổi với NNVN, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh thẳng thắn đánh giá: Thời gian qua, những viện nghiên cứu nắm bắt được hơi thở cuộc sống, bám vào thực tiễn SX, làm ăn chu chỉnh nghiêm túc, gắn giữa nghiên cứu chuyển giao đã vươn lên, cho hiệu quả cao trong hoạt động KH-CN. Tuy nhiên, cũng có nhiều viện nghiên cứu vẫn còn trì trệ, thậm chí tiềm ẩn những mối lo lớn về tụt giảm năng lực nghiên cứu, triển khai chuyển giao ứng dụng vào SX.

Không thể đề tài nào cũng nghiệm thu kết quả tốt!

Vậy, Bộ NN-PTNT sẽ có những giải pháp nào nhằm vực dậy những viện nghiên cứu đang gặp khó khăn trong cơ chế mới, thưa Thứ trưởng?

Thực hiện Nghị quyết số 19-NĐ/TW về việc đổi mới tổ chức và quản lí, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, Bộ NN-PTNT đã có đề án sắp xếp lại các viện nghiên cứu trình và đang trong quá trình thẩm định phê duyệt. Tuy nhiên, ngoài vấn đề chuyên môn, vấn đề cơ bản đầu tiên đối với các viện nghiên cứu hiện nay, vẫn là xây dựng đội ngũ các nhà khoa học bám sát với thực tiễn, có tâm huyết với đồng ruộng và trách nhiệm với SX, có trách nhiệm với ngành nông nghiệp. Thực tiễn thời gian qua cho thấy, viện nào người đứng đầu căn cơ quyết liệt, có ý tưởng khoa học thì vẫn phát triển tốt, viện nào phân công phân nhiệm trong công tác nghiên cứu không rõ, chung chung, hành chính hóa trong công tác nghiên cứu chuyển giao, “bóc ngắn cắn dài” thì vẫn rất trì trệ.

Vì vậy thời gian tới, Bộ NN-PTNT sẽ tiếp tục có các giải pháp căn cơ hơn nữa để xốc lại các viện nghiên cứu. Theo đó, Bộ đã chỉ đạo Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường (Bộ NN-PTNT) phải thay đổi cả cách ra “đề bài” nghiên cứu cho các viện, nhất là khâu kiểm tra, đánh giá, nghiệm thu kết quả nghiên cứu.

Cụ thể, việc ra “đề bài” và cách thức kiểm tra giám sát, nghiệm thu đề tài khoa học sẽ được thay đổi theo hướng nào thưa ông?

Việc kiểm tra, giám sát, đánh giá đề tài nghiên cứu hiện vẫn còn rất nhiều vấn đề cần phải bàn và nhất định phải thay đổi.

Tới đây, chúng tôi sẽ giao các Cục, Tổng cục chỉ đạo SX (Tổng cục Thủy sản; Tổng cục Lâm nghiệp; Cục Trồng trọt, Chăn nuôi...), phối hợp với các địa phương và DN chủ trì đặt hàng cho các viện. Cái gì cần thiết đòi hỏi của SX thì ưu tiên, sau đó Bộ sẽ xem xét phê duyệt. Theo đó, sẽ ưu tiên cho các vấn đề mà SX đang đặt ra. Khâu tổ chức thực hiện đề tài nghiên cứu cũng phải thay đổi. Chủ nhiệm đề tài phải đủ năng lực, tâm huyết, có trách nhiệm. Khâu kiểm tra giám sát, đánh giá đề tài trước đây là Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường chủ trì, tới đây định hướng cũng sẽ phải có các nhóm chuyên gia tham gia ngay từ đầu, việc tổ chức nghiệm thu phải bám sát thường xuyên với thực tế và cần thiết sẽ phải thay đổi, điều chỉnh hướng nghiên cứu đề tài cho kịp thời, sát với thực tiễn...

Những năm gần đây, chúng tôi cũng đã thử thay đổi cung cách quản lí các đề tài, chương trình nghiên cứu. Ví dụ đối với chương trình tái canh cà phê, Bộ đặt ra yêu cầu phải nghiên cứu bằng được vấn đề tại sao tỉ lệ chết sau tái canh cà phê lại quá cao. Theo đó, chúng tôi thành lập đề tài trọng điểm, giao cho các viện liên quan như Viện BVTV, Viện Nông hóa Thổ nhưỡng, Viện KH-KT Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên... cùng trực tiếp vào cuộc. Nguyên tắc phê duyệt đề tài nghiên cứu phải ở cơ chế mở. Tức là hàng năm, thậm chí hàng quý, chúng tôi sẽ rà soát kiểm tra lại xem nhóm thực hiện đề tài đã nghiên cứu được tới đâu, được cái gì, cái gì còn chưa nghiên cứu được... để điều chỉnh theo từng thời gian. Kết quả cho thấy hiệu quả nghiên cứu rất tốt, đã phát hiện ra nguyên nhân cà phê chết sau tái canh và đã ra được quy trình tái canh cho cà phê rất hiệu quả, thành công tại nhiều địa phương. Các tỉnh có cà phê tái canh trọng điểm ở phía Nam đều đã được chuyển giao và làm chủ được công nghệ...

 181128 da den luc thay doi 2

Cây ăn quả sẽ là ưu tiên trong nghiên cứu giai đoạn tới

(Trong ảnh: Chuyên gia Viện Nghiên cứu Rau quả kiểm tra, đánh giá giống thanh long mới tại phía Bắc)

Một ví dụ nhỏ như thế về sự thay đổi cung cách trong quản lí các đề tài nghiên cứu khoa học để cho thấy, chúng ta không thể cứng nhắc duyệt đề tài nghiên cứu 3 năm, 5 năm một lần, rồi cứ thế hàng năm các viện phải triển khai, phải tiêu cho hết khối lượng kinh phí đã được phê duyệt theo kế hoạch, rồi cuối cùng đề tài nào cũng nghiệm thu thành công. Song, thực tiễn trong 3 năm, 5 năm triển khai đề tài nghiên cứu ấy, diễn biến ngoài thực tiễn đã rất khác. Vì vậy trong quá trình nghiên cứu, cần phải cập nhật, điều chỉnh nội dung nghiên cứu cho phù hợp với từng thời kỳ, giai đoạn cụ thể.

Ưu tiên cho cây ăn quả

Thưa Thứ trưởng, vậy định hướng của Bộ NN-PTNT thời gian tới, sẽ tập trung cho các nội dung nghiên cứu thuộc các lĩnh vực nào?

Vừa qua, Bộ NN-PTNT đã có chương trình cấp Bộ về KH-CN, trên cơ sở phối hợp công tác chung về KH-CN phục vụ Tái cơ cấu nông nghiệp với Bộ KH-CN để có các chương trình nghiên cứu cấp Nhà nước cụ thể, sát với tình hình thực tiễn, có thể đưa ra ứng dụng được trong thực tế SX. Theo đó, hai Bộ sẽ ưu tiên thêm nguồn lực tài chính, hình thành các đề tài nghiên cứu trọng điểm Quốc gia, trong đó tập trung cho lĩnh vực cây ăn quả bởi dư địa của ngành hàng này còn vô cùng lớn.

Một số ưu tiên cho lĩnh vực cây ăn quả, sẽ tập trung cho chọn lọc lâu dài, bình tuyển cho được bộ giống tốt nhất về cây ăn quả; các gói kỹ thuật đồng bộ cho cây ăn quả. Nhất là phải tìm ra quy trình kỹ thuật rải vụ thu hoạch cho từng giống cây ăn quả nhằm giảm bớt áp lực về nguồn cung, nhất là ở ĐBSCL và Đông Nam bộ. Hiện tại, Bộ NN-PTNT đã xác định được cho ĐBSCL và Đông Nam bộ 5 loại trái cây cần phải nghiên cứu rải vụ trong giai đoạn tới và sẽ có hẳn Ban chỉ đạo Rải vụ cây ăn quả của Bộ NN-PTNT nhằm thường xuyên kiểm tra đôn đốc công tác này.

181128 da den luc thay doi 3

Bên cạnh đó, sẽ gom lại các nhóm địa phương có lợi thế trọng điểm về các loại cây ăn quả (ví dụ nhóm các địa phương về cây xoài, địa phương về cây bưởi, nhãn, vú sữa, chôm chôm...) để giao cho một địa phương làm trưởng nhóm nhằm tìm ra phương án rải vụ riêng cho từng địa phương theo hướng tránh tình trạng mùa vụ thu hoạch các địa phương trùng vào một trà như hiện nay.

Ở phía Bắc, một số loại cây ăn quả như vải thiều, nhãn, cây có múi (bưởi, cam). Bộ NN-PTNT và các địa phương cũng đã thống nhất hướng xử lí, đó nghiên cứu kỹ thuật để làm sao thời gian rải vụ kéo dài ra nhiều tháng hơn nữa. Theo đó, sẽ rà soát, nghiên cứu bộ giống nhãn, vải và có quy hoạch cho từng vùng đối với các nhóm giống khác nhau, với quy mô diện tích cụ thể... Bên cạnh đó, sẽ tập trung cho khâu quản lí chất lượng giống cây ăn quả chặt chẽ hơn nữa nhằm có bộ giống chuẩn, đảm bảo chất lượng khi đưa ra SX... Trong khi chúng ta chưa có điều kiện công nghệ cao để nghiên cứu chọn tạo cho giống cây ăn quả dài ngày, việc nghiên cứu cần phải tập trung trước hết cho việc chọn tạo ngay tại các bộ giống đang có ở địa phương...

Xin cảm ơn Thứ trưởng!

Các viện nghiên cứu đang đứng trước rất nhiều những khó khăn. Nguồn lực ngày càng hạn chế, cạnh tranh về nguồn cán bộ nghiên cứu khoa học giữa các viện và các đơn vị, DN bên ngoài ngày càng gay gắt. Nhiều cán bộ khoa học được đào tạo bài bản, cả thạc sỹ, tiến sỹ, sau tiến sỹ không có môi trường tốt rồi lại đi làm cho các doanh nghiệp bên ngoài. Dĩ nhiên đi làm cho doanh nghiệp thì vẫn là phục vụ cho xã hội, nhưng rất lãng phí về nguồn lực cho các viện nghiên cứu của Nhà nước, bởi đó là nguồn lực xương sống về con người ở các viện, là nguồn lực để duy trì cả cho nghiên cứu khoa học cơ bản lẫn khoa học ứng dụng. Rõ ràng bên cạnh nghiên cứu ứng dụng, liên kết chuyển giao với DN, thì các đơn vị khoa học của Nhà nước vẫn phải là nơi có hàm lượng nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu chiều sâu trụ cột cần phải xốc lại.

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh

Nguồn: nongnghiep.vn

Hội nghị thông tin kết quả nghiên cứu và bàn giao sản phẩm đề tài, dự án khoa học và công nghệ tỉnh Bắc Giang

Để ứng dụng, nhân rộng kết quả của các nhiệm vụ khoa học và công nghệ sau khi nghiệm thu, ngày 05 tháng 4 năm 2024, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Giang đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND huyện Tân Yên tổ chức hội nghị thông tin kết quả nghiên cứu và bàn giao sản phẩm của một số đề tài, dự án khoa học và công nghệ cấp tỉnh. Trong đó có dự án KHCN “Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ xây dựng mô hình phát triển giống vú sữa Tân Yên, tỉnh Bắc Giang” do Viện Nghiên cứu Rau quả thực hiện. Tham dự Hội nghị có Lãnh đạo và chuyên viên các Sở: Khoa học và Công nghệ; Đại diện UBND và phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Tân Yên; Đại diện lãnh đạo. Xem chi tiết

Phát triển hoa, cây cảnh gắn với du lịch nông nghiệp

Trong các sản phẩm gắn với du lịch nông nghiệp thì hoa, cây cảnh là lĩnh vực có nhiều tiềm năng, lợi thế nhất. Câu lạc bộ Đổi mới sáng tạo (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) vừa tổ chức hội thảo "Thúc đẩy ứng dụng sản xuất và tiêu dùng rau, hoa, quả theo hướng nông nghiệp sinh thái có kết hợp với du lịch nông nghiệp". Hội thảo thu hút sự quan tâm tham dự của rất nhiều nhà khoa học đến từ Viện Nghiên cứu Rau quả (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) và Học viện Nông nghiệp Việt Nam, cùng hàng chục nhà vườn nông nghiệp sinh thái ở khắp các tỉnh phía Bắc. Hội thảo thu hút đông đảo đại biểu cùng thảo luận về nông nghiệp sinh thái kết hợp với du lịch nông nghiệp. Ảnh: Hải Tiến. Tham luận tại hội thảo, ông Phạm Hải Quỳnh. Xem chi tiết

Nghiên cứu mới cho thấy những mặt trái tiềm ẩn của canh tác hữu cơ

Việc mở rộng đất canh tác hữu cơ có thể dẫn đến việc sử dụng thuốc trừ sâu nhiều hơn trên các cánh đồng thông thường xung quanh, làm giảm bớt một số lợi ích về môi trường. Nông dân thu hoạch nho tại California, Mỹ. Ảnh: wineinstitute.org Canh tác hữu cơ thường được quảng bá như một giải pháp bền vững hơn cho sản xuất lương thực, tận dụng các hình thức kiểm soát sâu bệnh tự nhiên để thúc đẩy canh tác thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Science ngày 21-3 cho thấy việc mở rộng đất canh tác hữu cơ có thể dẫn đến việc sử dụng thuốc trừ sâu nhiều hơn trên các cánh đồng thông thường xung quanh, làm giảm bớt một số lợi ích về môi trường. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những "tác động lan. Xem chi tiết

CÁC BÀI VIẾT KHÁC

Tin khoa học công nghệ

Thư viện Video-clip

Trang thông tin điện tử của Viện nghiên cứu Rau quả
Địa chỉ : Thị trấn Trâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội
Điện thoại : 84-024.38276254 - Fax : 84-024.38276148
Email : info@favri.org.vn Website : http://favri.org.vn

Top