Gen điều hòa phản ứng chống chịu với nhiệt độ nóng của cây ớt (Capsicum annuum)

181204 ap dung chinh sua 2

Ớt là loài cây trồng quan trọng nông nghiệp nhưng lại bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi nhiệt độ nóng, làm giảm năng suất ớt nghiêm trọng trên thế giới. Trong điều kiện ẩm, nhiệt độ nóng làm cây ớt rất dễ nhiễm bệnh. Một nhóm enzymes thuộc protein TF (transcription factors) có chức năng giúp cây phản ứng lại với nhiệt độ nóng. Protein WRKY TFs được quan sát, có những mức độ biểu hiện rất rộng trong cây khi bị tác động bởi nhiệt độ nóng, cho thấy vai trò của những TFs này khi phản ứng với nhiệt độ nóng. Sử dụng kỹ thuật qRT PCR, Fengfeng Dang và ctv. thuộc Trường đại học Nông Lâm nghiệp Fujian Trung Quốc đã xác định những biểu hiện này của một gen WRKY cụ thể là gen CaWRKY27 trong cây ớt khi bị stress bởi nhiệt độ nóng. Họ thấy rằng biểu hiện tăng tối đa gấp 3 lần bình thường của gen khi gặp nhiệt độ nóng so với cây ở trạng thái thông thường. Muốn xác định vai trò của gen này khi phản ứng với nhiệt độ nóng, người ta cho gen biểu hiện trong cây mô hình Arabidopsis chuyển nạp gián tiếp thông qua vi khuẩn Agrobacterium. Kết quả được ghi nhận như sau: gen bị kích hoạt khi cho cây vào nghiệm thức có stress nóng. Do vậy, người ta kết luận rằng cây ớt có gen CaWRKY27 sẽ là nguồn vật liệu cung cấp tính trạng phản ứng tốt với stress do nhiệt độ nóng.T

181204 ap dung chinh sua 3

Hình 1: CaWRKY27 được phiên mã sau khi bị sốc nhiệt trong cây ớt (Dang et al. 2018). 

Theo  Frontiers in Plant Science.

Hội nghị thông tin kết quả nghiên cứu và bàn giao sản phẩm đề tài, dự án khoa học và công nghệ tỉnh Bắc Giang

Để ứng dụng, nhân rộng kết quả của các nhiệm vụ khoa học và công nghệ sau khi nghiệm thu, ngày 05 tháng 4 năm 2024, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Giang đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND huyện Tân Yên tổ chức hội nghị thông tin kết quả nghiên cứu và bàn giao sản phẩm của một số đề tài, dự án khoa học và công nghệ cấp tỉnh. Trong đó có dự án KHCN “Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ xây dựng mô hình phát triển giống vú sữa Tân Yên, tỉnh Bắc Giang” do Viện Nghiên cứu Rau quả thực hiện. Tham dự Hội nghị có Lãnh đạo và chuyên viên các Sở: Khoa học và Công nghệ; Đại diện UBND và phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Tân Yên; Đại diện lãnh đạo. Xem chi tiết

Phát triển hoa, cây cảnh gắn với du lịch nông nghiệp

Trong các sản phẩm gắn với du lịch nông nghiệp thì hoa, cây cảnh là lĩnh vực có nhiều tiềm năng, lợi thế nhất. Câu lạc bộ Đổi mới sáng tạo (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) vừa tổ chức hội thảo "Thúc đẩy ứng dụng sản xuất và tiêu dùng rau, hoa, quả theo hướng nông nghiệp sinh thái có kết hợp với du lịch nông nghiệp". Hội thảo thu hút sự quan tâm tham dự của rất nhiều nhà khoa học đến từ Viện Nghiên cứu Rau quả (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) và Học viện Nông nghiệp Việt Nam, cùng hàng chục nhà vườn nông nghiệp sinh thái ở khắp các tỉnh phía Bắc. Hội thảo thu hút đông đảo đại biểu cùng thảo luận về nông nghiệp sinh thái kết hợp với du lịch nông nghiệp. Ảnh: Hải Tiến. Tham luận tại hội thảo, ông Phạm Hải Quỳnh. Xem chi tiết

Nghiên cứu mới cho thấy những mặt trái tiềm ẩn của canh tác hữu cơ

Việc mở rộng đất canh tác hữu cơ có thể dẫn đến việc sử dụng thuốc trừ sâu nhiều hơn trên các cánh đồng thông thường xung quanh, làm giảm bớt một số lợi ích về môi trường. Nông dân thu hoạch nho tại California, Mỹ. Ảnh: wineinstitute.org Canh tác hữu cơ thường được quảng bá như một giải pháp bền vững hơn cho sản xuất lương thực, tận dụng các hình thức kiểm soát sâu bệnh tự nhiên để thúc đẩy canh tác thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Science ngày 21-3 cho thấy việc mở rộng đất canh tác hữu cơ có thể dẫn đến việc sử dụng thuốc trừ sâu nhiều hơn trên các cánh đồng thông thường xung quanh, làm giảm bớt một số lợi ích về môi trường. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những "tác động lan. Xem chi tiết

CÁC BÀI VIẾT KHÁC

Tin khoa học công nghệ

Thư viện Video-clip

Trang thông tin điện tử của Viện nghiên cứu Rau quả
Địa chỉ : Thị trấn Trâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội
Điện thoại : 84-024.38276254 - Fax : 84-024.38276148
Email : info@favri.org.vn Website : http://favri.org.vn

Top