Gen mới của cà chua điều khiển tính kháng bệnh

Gen ứng viên mới

Cà chua (Solanum lycopersicum) bị đe dọa thường xuyên bởi khá nhiều bệnh hại chính có mặt khắp thế giới. Các qui trình canh tác quản lý bệnh hại gặp rất nhiều khó khăn. Các nhà khoa học của Đại Học Florida, đứng đầu là Juliana Pereira, đã tiến hành nghiên cứu nhằm cải tiến tính kháng bệnh hại chính trên cà chua thông qua sự thể hiện các gen mã hóa “Elongator subunit” trong cây Arabidopsis thaliana, đó là gen AtELP3 và AtELP4. Sự thể hiện mạnh mẽ của gen AtELP3 và AtELP4 đã tăng cường tính kháng rất có ý nghĩa đối với bệnh héo vi khuẩn cà chua do Pseudomonas syringae pv. tomato mà không có ảnh hưởng phụ ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển. Thật thú vị, những cây chuyển gen chỉ thể hiện tính kháng vi khuẩn Pst khi người ta chủng vi khuẩn vào bằng cách phun sương trên lá, nhưng không xuyên thấm vào apoplast của lá (apoplast là không gian bên ngoài của màng plasma, trong đó vật chất có thể tự do khuếch tán). Kết quả phân tích sâu hơn cho thấy: có một nhóm gen với chức năng tự vệ bị kích thích cực kỳ mạnh mẽ sau khi vi khuẩn xâm nhiễm vào cây cà chua chuyển gen AtELP4 so với cây đối chứng. Điều này cho thấy tính kháng đã được tăng cường trong cây chuyển gen, để thực hiện chức năng bảo vệ cây. Hơn nữa, hệ gen cây cà chua có chứa những gen có bản sao chép đơn (single-copy genes) mã hóa tất cả protein thuộc họ “six Elongator subunits” (SlELPs), chúng chia sẻ tính chất tương đồng với các gen AtELP. Gen SlELP3 và SlELP4 còn có thể bổ sung giúp các gen Atelp3 và Atelp4 trong cây Arabidopsis, ở trạng thái “knock-out mutants”, theo thứ tự. Như vậy, gen AtELP và SlELP có chức năng giống nhau. Đây là những gen ứng viên trong công nghệ di truyền  nhằm cải tiến tính kháng bệnh hại chính trên cây cà chua.

Gen ứng viên mới 2

Hình 1: Bản chất phân tử và hình thái của dòng cà chua chuyển gen thể hiện mạnh mẽ AtELP3 và AtELP4.

Nguồn: frontiersin.org

Cận cảnh các nhà màng trồng rau công nghệ cao ở Mộc Châu

Ứng dụng công nghệ cao để sản xuất rau trong nhà màng, nhà kính ở Mộc Châu giúp tăng năng suất gấp 3 lần so với thực hành canh tác trước đây của bà con. Ở tiểu khu 14 (thị trấn Mộc Châu, Sơn La), gia đình chị Đỗ Thị Thủy là một trong những hộ được các chuyên gia hàng đầu về trồng trọt và bảo vệ thực vật hỗ trợ tổ chức sản xuất rau công nghệ cao. Nhà kính trồng dưa lưới rộng 1.800m2 của gia đình chị Thủy đã được nâng cấp cơ sở hạ tầng và đưa vào vận hành ổn định. Bàn về dự định tương lai, chị muốn nhân rộng diện tích sản xuất rau công nghệ cao, hướng tới mở doanh nghiệp nhỏ và thuê công nhân trồng rau. Đây là một trong 34 hộ gia đình hưởng lợi từ dự án “Nông nghiệp thông minh. Xem chi tiết

Hơn 35.000m2 nhà màng ở Mộc Châu được hỗ trợ nâng cấp, cải tạo

Hơn 35.000m2 nhà màng, nhà kính ở Mộc Châu hưởng lợi từ dự án “Nông nghiệp thông minh vì thế hệ tương lai”. Ảnh: Quỳnh Chi. Ngày 22 - 23/4 tại Sơn La, Viện Nghiên cứu Rau quả (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) và Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) tại Việt Nam tổ chức chuỗi hoạt động thuộc khuôn khổ dự án “Nông nghiệp thông minh vì thế hệ tương lai”. Cùng tham dự sự kiện có Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT), Vụ Các tổ chức quốc tế (Bộ Ngoại giao) và đông đảo nông dân, hợp tác xã sản xuất rau tại thị trấn Nông trường Mộc Châu. Công nghệ cao giúp năng suất rau tăng gấp 3 Năm 2021, Viện Nghiên cứu Rau quả được Bộ NN-PTNT phê duyệt thực hiện dự án “Nông nghiệp thông minh vì thế hệ tương lai” do Chính. Xem chi tiết

Ký kết thỏa thuận hợp tác thực hiện Dự án “Nông nghiệp thông minh vì thế hệ tương lai”

(sonla.gov.vn) Ngày 22/4/2024, UBND tỉnh Sơn La phối hợp với Viện Nghiên cứu rau quả tổ chức Lễ ký kết Biên bản thỏa thuận hợp tác thực hiện Dự án “Nông nghiệp thông minh vì thế hệ tương lai” tại Khu Nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ về nông, lâm nghiệp Mộc Châu. Dự Lễ ký kết có các đồng chí: Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; PGS.TS Nguyễn Quốc Hùng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu rau quả; Lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh.  Lễ ký kết Biên bản thỏa thuận hợp tác thực hiện Dự án “Nông nghiệp thông minh vì thế hệ tương lai” Khu nghiên cứu ứng dụng chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ về nông, lâm nghiệp Mộc Châu có tổng diện tích là trên 35.400 m2; gồm các khu công năng như: Phòng nuôi. Xem chi tiết

CÁC BÀI VIẾT KHÁC

Tin khoa học công nghệ

Thư viện Video-clip

Trang thông tin điện tử của Viện nghiên cứu Rau quả
Địa chỉ : Thị trấn Trâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội
Điện thoại : 84-024.38276254 - Fax : 84-024.38276148
Email : info@favri.org.vn Website : http://favri.org.vn

Top