Quy trình kỹ thuật phòng chống bệnh chổi rồng hại nhãn

Ngày 28/11/2014, Cục Bảo vệ thực vật đã ban hành Công văn số 2299/BVTV-QLSVGHR về Quy trình kỹ thuật phòng chống bệnh chổi rồng hại nhãn (có sửa đổi bổ sung) thay thế quy trình tạm thời tại Công văn số 1447/BVTV-QLSVGHR ngày 9/7/2013, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia trân trọng giới thiệu quy trình đến quý độc giả.

I. Mục tiêu

Nhằm đưa ra các biện pháp kỹ thuật tạm thời hướng dẫn phòng chống bệnh chổi rồng hại nhãn, giảm tổn thất, góp phần bảo vệ và phát triển sản xuất nhãn theo hướng sản xuất an toàn, bền vững.

II. Phạm vi áp dụng

Áp dụng cho hệ thống tổ chức chuyên ngành Bảo vệ, Kiểm dịch thực vật và các tổ chức, cá nhân có trồng nhãn trên lãnh thổ việt Nam.

III. Nguyên nhân, triệu chứng và đặc điểm gây hại

1. Môi giới truyền bệnh

Từ năm 2009 đến nay bệnh chổi rồng hại nhãn đã phát sinh thành dịch và gây thiệt hại nặng cho nhiều vườn trồng nhãn tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và một số tỉnh miền Đông Nam Bộ. Việc xác định tác nhân gây bệnh chưa thống nhất, nhưng đã xác định được nhện lông nhung nhãn (Eriophyes dimocarpi Kuang) là môi giới truyền bệnh.

Nhện lông nhung có kích thước rất nhỏ không nhìn thấy được bằng mắt thường. Vòng đời của nhện lông nhung khoảng 8-15 ngày, một năm sinh sản 13-15 thế hệ. Nhện phát sinh, phát triển mật độ cao vào các đợt cây ra lộc non, ra hoa; gây hại nặng nhất trong những tháng mùa khô (tháng 2, 3, 4 và tháng 11-12).

2. Triệu chứng bệnh

Bệnh chổi rồng gây hại chủ yếu trên đọt non, nụ hoa. Triệu chứng bệnh dễ nhận dạng: Khi ra đọt non phát triển dài khoảng 2 - 3 cm, lá bị co lại và mọc thành từng chùm nhìn như bó chổi. Trên chùm hoa, bệnh gây hại làm chùm hoa co cụm, không đậu quả hoặc đậu rất ít quả.

Nhện gây hại và truyền bệnh sớm trên chồi non và nụ hoa. Khi không có đọt non, nhện chích hút trên lá già nhưng không biểu hiện rõ triệu chứng.

3. Phương thức lây lan của bệnh

Bệnh chổi rồng hại nhãn lây lan chủ yếu qua 2 con đường:

- Qua nhân giống vô tính (ghép, chiết cành từ các cây bị bệnh).

- Qua môi giới truyền bệnh là nhện lông nhung hại nhãn. Nhện phát tán qua vận chuyển cây giống, sản phẩm của cây nhãn, đồng thời nhện phát tán từ nơi này qua nơi khác nhờ gió, động vật khác như chim, côn trùng...

IV. Biện pháp phòng chống

4.1. Sử dụng giống kháng và giống sạch bệnh

- Trồng giống kháng bệnh: nên mở rộng trồng giống Edor, giống Xuồng cơm vàng có giá trị thương phẩm cao, chống chịu tốt với bệnh. Tại các nơi đã bị bệnh, đặc biệt là vùng có áp lực bệnh cao nên áp dụng biện pháp ghép giống nhãn bằng giống Xuồng cơm vàng hoặc một số giống nhãn khác có thể thay thế giống Tiêu da bò bị nhiễm nặng.

- Không nhân giống nhãn bằng phương pháp chiết, ghép từ những cây trong vườn, khu vực bị nhiễm bệnh.

- Tránh vận chuyển cành, mắt ghép làm giống có xuất xứ từ những khu vực bị nhiễm bệnh sang khu vực chưa nhiễm bệnh.

- Cây giống phải đảm bảo sạch bệnh.

4.2. Biện pháp canh tác

- Chăm sóc, bón phân hữu cơ, vô cơ cân đối, có thể bón thêm các phân bón vi lượng qua gốc hay qua lá để cây sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh, tăng sức chống chịu bệnh, cây ra đọt, ra hoa tập trung.

- Tưới nước đầy đủ theo nhu cầu nước của cây, chú ý giai đoạn cây ra lộc (cơi đọt), ra hoa - quả non. Trước khi cây ra hoa dùng vòi tưới áp lục cao phun lên tán cây có thể rửa trôi nhện lông nhung, làm giảm mật độ nhện, đồng thời tạo ẩm độ giúp cây ra hoa tập trung hơn.

4.3. Biện pháp tiêu hủy nguồn bệnh

- Thường xuyên kiểm tra vườn nhãn để ngắt bỏ ngay các chồi, cành, chùm hoa mới bị nhiễm bệnh và đem tiêu hủy. Chỉ cần bẻ cành bệnh 10 – 20 cm, nên bẻ cành bằng tay hoặc dùng móc để bẻ.

4.4. Phòng trừ môi giới truyền bệnh

- Loại bỏ những cây là ký chủ phụ của nhện như bồ ngót, bóng nẻ, …

- Ở các vườn nhãn hay vùng trồng nhãn thường xuyên bị nhiễm bệnh nên tiến hành phun phòng trừ nhện 03 lần: vào giai đoạn ra đọt non lần 1, lần 2 và lúc nhú mầm hoa khoảng 2 – 3 cm (có thể phun cùng với thuốc phòng trừ sâu bệnh hại khác).

- Sử dụng luân phiên các loại thốc có hoạt chất khác nhau để tránh nhện lông nhung kháng thuốc. Sử dụng thuốc có trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng phòng trừ nhện lông nhung hại nhãn ở Việt Nam. Có thể pha thêm dầu khoáng với thuốc trừ nhện cho hiệu quả phòng trừ cao hơn; phun thuốc hóa học phải theo nguyên tắc 4 đúng và đảm bảo thời gian cách ly theo khuyến cáo trên bao bì.

V. Tổ chức thực hiện

Chi cục Bảo vệ thực vật các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức triển khai, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân có trồng nhãn áp dụng các biện pháp kỹ thuật phòng chống bệnh chổi rồng.

Trong quá trình thực hiện nếu có vấn đề phát sinh cần báo cáo kịp thời về Cục Bảo vệ thực vật để cùng phối hợp giải quyết.

TTKNQG

 

Hội nghị thông tin kết quả nghiên cứu và bàn giao sản phẩm đề tài, dự án khoa học và công nghệ tỉnh Bắc Giang

Để ứng dụng, nhân rộng kết quả của các nhiệm vụ khoa học và công nghệ sau khi nghiệm thu, ngày 05 tháng 4 năm 2024, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Giang đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND huyện Tân Yên tổ chức hội nghị thông tin kết quả nghiên cứu và bàn giao sản phẩm của một số đề tài, dự án khoa học và công nghệ cấp tỉnh. Trong đó có dự án KHCN “Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ xây dựng mô hình phát triển giống vú sữa Tân Yên, tỉnh Bắc Giang” do Viện Nghiên cứu Rau quả thực hiện. Tham dự Hội nghị có Lãnh đạo và chuyên viên các Sở: Khoa học và Công nghệ; Đại diện UBND và phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Tân Yên; Đại diện lãnh đạo. Xem chi tiết

Phát triển hoa, cây cảnh gắn với du lịch nông nghiệp

Trong các sản phẩm gắn với du lịch nông nghiệp thì hoa, cây cảnh là lĩnh vực có nhiều tiềm năng, lợi thế nhất. Câu lạc bộ Đổi mới sáng tạo (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) vừa tổ chức hội thảo "Thúc đẩy ứng dụng sản xuất và tiêu dùng rau, hoa, quả theo hướng nông nghiệp sinh thái có kết hợp với du lịch nông nghiệp". Hội thảo thu hút sự quan tâm tham dự của rất nhiều nhà khoa học đến từ Viện Nghiên cứu Rau quả (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) và Học viện Nông nghiệp Việt Nam, cùng hàng chục nhà vườn nông nghiệp sinh thái ở khắp các tỉnh phía Bắc. Hội thảo thu hút đông đảo đại biểu cùng thảo luận về nông nghiệp sinh thái kết hợp với du lịch nông nghiệp. Ảnh: Hải Tiến. Tham luận tại hội thảo, ông Phạm Hải Quỳnh. Xem chi tiết

Nghiên cứu mới cho thấy những mặt trái tiềm ẩn của canh tác hữu cơ

Việc mở rộng đất canh tác hữu cơ có thể dẫn đến việc sử dụng thuốc trừ sâu nhiều hơn trên các cánh đồng thông thường xung quanh, làm giảm bớt một số lợi ích về môi trường. Nông dân thu hoạch nho tại California, Mỹ. Ảnh: wineinstitute.org Canh tác hữu cơ thường được quảng bá như một giải pháp bền vững hơn cho sản xuất lương thực, tận dụng các hình thức kiểm soát sâu bệnh tự nhiên để thúc đẩy canh tác thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Science ngày 21-3 cho thấy việc mở rộng đất canh tác hữu cơ có thể dẫn đến việc sử dụng thuốc trừ sâu nhiều hơn trên các cánh đồng thông thường xung quanh, làm giảm bớt một số lợi ích về môi trường. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những "tác động lan. Xem chi tiết

CÁC BÀI VIẾT KHÁC

Tin khoa học công nghệ

Thư viện Video-clip

Trang thông tin điện tử của Viện nghiên cứu Rau quả
Địa chỉ : Thị trấn Trâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội
Điện thoại : 84-024.38276254 - Fax : 84-024.38276148
Email : info@favri.org.vn Website : http://favri.org.vn

Top