Cây rau - quả nào “thế chân” lúa?

TS. Trịnh Khắc Quang - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Rau quả (FAVRI)

Về quan điểm tái cơ cấu trong ngành trồng trọt, mà trọng tâm là vấn đề chuyển đổi đất lúa sang các loại cây trồng có giá trị hơn, tôi cho rằng có hai hướng: Một là vẫn giữ lúa, nhưng phải tăng giá trị/đơn vị diện tích bằng các mô hình hoạt động linh hoạt.

 
Chẳng hạn lúa đơn thuần hiện nay giá trị chỉ 50 - 60 triệu đồng/ha/vụ, nhưng kết hợp mô hình lúa chất lượng cao đi kèm với chế biến, kết hợp với mô hình lúa - cá, lúa - cua... vẫn có khả năng cho thu nhập 100 triệu đồng/ha/vụ. Hướng thứ hai là chuyển đổi lúa sang cây trồng khác có giá trị hơn. Trên phương diện là cơ quan nghiên cứu phát triển rau - quả, và chỉ xin nhấn mạnh quan điểm cơ cấu lại theo hướng tăng giá trị đối với mảng SX cây rau - quả ở các tỉnh phía Bắc, tôi cho rằng vẫn có một số loại cây ăn quả có giá trị có thể phát triển trên đất lúa, đặc biệt các loại rau màu có tiềm năng “thế chân” cây lúa rất thuận tiện, tạo hiệu quả kinh tế cao hơn lúa nhiều lần, cụ thể:
 
Cây ăn quả
 
Theo thống kê và đánh giá, hiện giá trị bình quân của cây ăn quả tại phía Bắc khoảng 200 triệu đồng/ha/năm - cao gấp đôi trồng lúa. Tuy nhiên, việc đưa cây ăn quả thay thế lúa là điều không dễ. Vậy cây ăn quả nào có tiềm năng phát triển trên đất lúa? Chúng tôi xin đề xuất hướng phát triển cho 5 chủng loại cây ăn quả trọng điểm trong quá trình tái cơ cấu, nâng cao giá trị trong lĩnh vực rau - quả.
 
Thứ nhất là cây vải: Diện tích vải toàn quốc hiện nay tương đối lớn, khoảng 90 nghìn ha, trong đó riêng vựa vải Bắc Giang chiếm 35 nghìn ha. Trước đây, từng có nhiều mô hình đưa vải ra chân đất lúa (như ở Hải Dương), theo đó nông dân đắp ụ trồng vải, phía dưới trồng lúa, hiệu quả kinh tế khá. Tuy nhiên tôi cho rằng, cây vải không nên mở rộng diện tích, bởi nhu cầu thị trường dự đoán là tương đối khó khăn, nếu mở rộng tiếp thì nhiều khả năng giá trị cây vải mang lại/đơn vị diện tích sẽ giảm đi. Vấn đề đặt ra cho cây vải hiện nay, đó là làm sao thay đổi cơ cấu giống, nhằm từng bước rải vụ, giảm bớt sức ép cho việc tiêu thụ chính vụ. Hiện nay, Viện Nghiên cứu rau quả (FAVRI) cũng đã chọn tạo được bộ giống vải chín sớm, có khả năng nới rộng thời vụ thu hoạch trong vòng 1,5 - 2 tháng (so với 1 tháng như trước đây). Giá trị vải chín sớm theo đó thường tăng 30 - 50% so với vải thu hoạch chính vụ. Mục tiêu trong tương lai, cần tiếp tục tạo giống vải chín muộn, nhằm đạt cơ cấu 30% diện tích vải chín sớm, 60% vải chính vụ, 10% vải chín muộn. Các diện tích vải kém hiệu quả, nên chuyển sang cây trồng khác (ví dụ Bắc Giang đã chuyển một số diện tích vải kém hiệu quả sang cây cam đường Canh rất hiệu quả).
 
TS. Trịnh Khắc Quang đánh giá, rau có thể thế chân lúa dễ dàng
 
Về cây nhãn, tổng diện tích cả nước hiện tương đối lớn, khoảng 100 nghìn ha, trong đó miền Bắc chiếm khoảng 40 nghìn ha. Cũng như vải, không nên tiếp tục mở rộng diện tích nhãn, mà chỉ nên cải tạo lại vườn nhãn kém chất lượng để nâng cao giá trị. Vấn đề của cây nhãn là ở chỗ bộ giống. Hiện mới chỉ có 40 - 50% diện tích nhãn là giống nhãn tốt, còn lại đều là giống nhãn thực sinh kém chất lượng, đặc biệt tỉnh Sơn La vẫn còn tới hơn 13 nghìn ha nhãn thực sinh. Những năm qua, FAVRI đã có chương trình cải tạo được trên 100 ha nhãn thực sinh và đang hình thành phong trào cải tạo vườn nhãn rất sôi nổi tại Sơn La, Lào Cai...
 
Thứ ba là các loại cây có múi. Cây có múi hiện nằm trong số các cây ăn quả có giá trị cao nhất ở phía Bắc nhưng diện tích không lớn. Tuy nhiên, một số vùng thổ nhưỡng, khí hậu đặc thù vẫn còn tiềm năng phát triển cây có múi rất tốt, có trình độ thâm canh, năng suất cam lên tới 80 – 100 tấn/ha - vào loại cao nhất cả nước, thu nhập tới 500 - 600 triệu đồng/ha/năm. Ví dụ như Hòa Bình, hoàn toàn có tiềm năng mở rộng diện tích cam từ vựa cam Cao Phong ra các huyện khác như Kim Bôi và các huyện ven lưu vực sông Đà... Các vùng cam Hà Giang, Tuyên Quang... mặc dù tiềm năng còn rất lớn nhưng đến nay cũng chưa khôi phục và phát triển được diện tích. Hiện tại, FAVRI đang xây dựng đề án khôi phục lại vùng cam ở các tỉnh này.
 
Thứ tư, chúng tôi rất quan tâm đến cây chuối. Hiện tại, FAVRI đã hoàn thiện quy trình kỹ thuật để SX giống chuối tiêu nuôi cấy mô và SX chuối thương phẩm 2 vụ (một vụ điều khiển sinh trưởng cho thu hoạch trùng với dịp Tết Nguyên đán, năng suất 45 - 50 tấn/ha; vụ kế tiếp thu hoạch 50 - 60 tấn/ha nhưng không điều khiển được thời điểm thu hoạch). Hiện nay, chuối đang cho thu bình quân 300 triệu đồng/năm, chi phí thấp, khả năng mở rộng ở các vùng bãi, vùng đất lúa kém hiệu quả, ít úng ngập rất tốt. FAVRI thời gian qua cũng đã giúp nhiều địa phương từng bước hình thành các vùng SX chuối tập trung phục vụ XK (XK tiểu ngạch sang Trung Quốc) như Hưng Yên, Hà Nội, Phú Thọ...
 
Cuối cùng, chúng tôi thấy có hai loại cây ăn quả tương đối có giá trị mà chưa nhiều người quan tâm, có thể phát triển được trên đất lúa, đó là cây ổi và đại táo. Hai loại cây trồng này hiện cho giá trị từ 300 - 400 triệu đồng/ha/năm. FAVRI hiện đã có các giống ổi và táo rất có chất lượng, có thể phục vụ SX nước ép (nước ép ổi). Đương nhiên, việc thế chân cây ăn quả ra đất lúa là không dễ, đòi hỏi chân đất không ngập lụt, quy trình kỹ thuật canh tác, điều hành thủy lợi phải phù hợp. Vì vậy, FAVRI sẽ có kế hoạch nghiên cứu, hoàn thiện quy trình kỹ thuật trong quá trình chuyển đổi.
 
Về rau củ các loại
 
Chúng ta có điều kiện thời tiết á nhiệt đới, đặc biệt vụ đông ở vùng ĐBSH không quá lạnh nên có tiềm năng phát triển rau ngoài trời với giá thành rẻ hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực. Nếu khai thác tốt và có chiến lược SX, chúng ta hoàn toàn có thể hướng tới XK có tính cạnh tranh cao. Vùng ĐBSH có gần 600 nghìn ha đất lúa, trong đó tiềm năng che phủ cây vụ đông trên đất lúa theo đánh giá lên tới 80%, nhưng hiện mới chỉ đạt tỉ lệ che phủ khoảng 40%.
 
Tại Thái Bình, mô hình bỏ lúa mùa, thay bằng 1 vụ lúa chét + một vụ ớt sớm thu hàng trăm triệu đồng/ha
 
Vấn đề đáng ngại nhất những năm qua đối với SX rau vụ đông đó là tiêu thụ. Vừa qua, tình hình tiêu thụ đang có dấu hiệu thuận lợi khi nhiều DN Hàn Quốc đang chuyển hướng đầu tư từ Trung Quốc sang đặt hàng SX rau vụ đông tại VN để SX ngay tại VN hoặc đưa thành phẩm về nước. Hiện FAVRI cũng đã phối hợp với phía Hàn Quốc triển khai SX nguyên liệu bước đầu ở một số vùng tại Quảng Ninh, Hải Dương... với các chủng loại rau rất đa dạng như ớt, khoai tây, hành, cà chua...
 
Một số DN Hàn Quốc cũng đang xây dựng NM chế biến tại Bắc Ninh, Quảng Ninh... chuẩn bị đi vào hoạt động. Ngoài ra trong vụ đông 2013, được biết Bộ NN-PTNT và các tỉnh cũng đã có động thái kêu gọi và tập hợp đông đảo các DN thu mua, chế biến, XK rau củ tại phía Bắc cùng họp bàn tìm hướng tiêu thụ sản phẩm. Đây là những tín hiệu vui cho thấy cơ hội và tiềm năng phát triển rau các loại ở phía Bắc sẽ có bứt phá.
 
Không chỉ đối với vụ đông, rau có tiềm năng - và thực tế đang ngày càng có xu hướng “lấn sân” dần sang các diện tích lúa vụ mùa ở vùng ĐBSH. Xu hướng bỏ một vụ lúa mùa - thay thế bằng 2, 3 vụ rau hè thu, rau vụ đông sớm đang ngày càng phát triển ở phía Bắc... Tóm lại, rau là đối tượng có triển vọng có thể từng bước “thế chân” diện tích canh tác lúa một cách dễ dàng và linh hoạt hơn cả ở vùng ĐBSH.
 
“Về hoa, hiện tại cả nước chỉ có 16 nghìn ha, nhưng giá trị SX đang cao nhất (khoảng 500 – 600 triệu đồng/ha/năm, có loại thu nhập cả tỉ đồng/năm). Tuy nhiên, rõ ràng khả năng mở rộng diện tích hoa là có hạn, dự báo năm 2015 chỉ khoảng 20 nghìn ha. Vì vậy theo tôi, chỉ nên đầu tư vào các vùng hoa chất lượng cao, phía Nam là Đà Lạt, phía Bắc là Mộc Châu để phục vụ XK. Hiện cũng đã có nhiều DN làm hoa XK tại các vùng này.” - TS. Trịnh Khắc Quang.

Theo Báo NNVN

 

Hội nghị thông tin kết quả nghiên cứu và bàn giao sản phẩm đề tài, dự án khoa học và công nghệ tỉnh Bắc Giang

Để ứng dụng, nhân rộng kết quả của các nhiệm vụ khoa học và công nghệ sau khi nghiệm thu, ngày 05 tháng 4 năm 2024, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Giang đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND huyện Tân Yên tổ chức hội nghị thông tin kết quả nghiên cứu và bàn giao sản phẩm của một số đề tài, dự án khoa học và công nghệ cấp tỉnh. Trong đó có dự án KHCN “Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ xây dựng mô hình phát triển giống vú sữa Tân Yên, tỉnh Bắc Giang” do Viện Nghiên cứu Rau quả thực hiện. Tham dự Hội nghị có Lãnh đạo và chuyên viên các Sở: Khoa học và Công nghệ; Đại diện UBND và phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Tân Yên; Đại diện lãnh đạo. Xem chi tiết

Phát triển hoa, cây cảnh gắn với du lịch nông nghiệp

Trong các sản phẩm gắn với du lịch nông nghiệp thì hoa, cây cảnh là lĩnh vực có nhiều tiềm năng, lợi thế nhất. Câu lạc bộ Đổi mới sáng tạo (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) vừa tổ chức hội thảo "Thúc đẩy ứng dụng sản xuất và tiêu dùng rau, hoa, quả theo hướng nông nghiệp sinh thái có kết hợp với du lịch nông nghiệp". Hội thảo thu hút sự quan tâm tham dự của rất nhiều nhà khoa học đến từ Viện Nghiên cứu Rau quả (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) và Học viện Nông nghiệp Việt Nam, cùng hàng chục nhà vườn nông nghiệp sinh thái ở khắp các tỉnh phía Bắc. Hội thảo thu hút đông đảo đại biểu cùng thảo luận về nông nghiệp sinh thái kết hợp với du lịch nông nghiệp. Ảnh: Hải Tiến. Tham luận tại hội thảo, ông Phạm Hải Quỳnh. Xem chi tiết

Nghiên cứu mới cho thấy những mặt trái tiềm ẩn của canh tác hữu cơ

Việc mở rộng đất canh tác hữu cơ có thể dẫn đến việc sử dụng thuốc trừ sâu nhiều hơn trên các cánh đồng thông thường xung quanh, làm giảm bớt một số lợi ích về môi trường. Nông dân thu hoạch nho tại California, Mỹ. Ảnh: wineinstitute.org Canh tác hữu cơ thường được quảng bá như một giải pháp bền vững hơn cho sản xuất lương thực, tận dụng các hình thức kiểm soát sâu bệnh tự nhiên để thúc đẩy canh tác thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Science ngày 21-3 cho thấy việc mở rộng đất canh tác hữu cơ có thể dẫn đến việc sử dụng thuốc trừ sâu nhiều hơn trên các cánh đồng thông thường xung quanh, làm giảm bớt một số lợi ích về môi trường. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những "tác động lan. Xem chi tiết

CÁC BÀI VIẾT KHÁC

Tin khoa học công nghệ

Thư viện Video-clip

Trang thông tin điện tử của Viện nghiên cứu Rau quả
Địa chỉ : Thị trấn Trâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội
Điện thoại : 84-024.38276254 - Fax : 84-024.38276148
Email : info@favri.org.vn Website : http://favri.org.vn

Top