Hà Nam: Lãi từ 300 đến 500 trăm triệu từ trồng hoa công nghệ cao

ENTERNEWS.VN Mô hình trồng hoa ứng dụng công nghệ cao đang đem đến nguồn thu lớn cho nhiều người dân tỉnh Hà Nam.

Trước đây, gia đình ông Nguyễn Bá Tăng ở xóm 5, xã Phù Vân, thành phố Phủ Lý chỉ trồng rau màu các loại, tuy nhiên hiệu quả không cao. Tiếp tục với nhiều loại cây, hoa khác, tuy nhiên vẫn là 1 sự thất bại.

Vốn yêu và mong muốn được làm giàu từ trồng hoa, ông tăng đã không ngừng tìm hiểu nguyên nhân, và rồi ông đã tìm ra. Với việc canh tác cũ, cây trồng  khó mà phát triển một cách mạnh mẽ nhất do yếu tố thời tiết, hoa cũng có thể bị phá hỏn bới các loại côn trùng, chuột đồng…. “Năm 2005, tôi liên kết với Viện Nghiên cứu rau quả Việt Nam đưa mô hình trồng hoa công nghệ cao áp dụng tại gia đình”, ông Tăng chia sẻ. 

Sự thay đổi trong cách thức canh tác, trồng hoa cũng thay đổi luôn cuộc sống của gia đình ông. “Với diện tích đất gần 3 nghìn m2, sau khi tiến hành cải tạo mặt bằng, vườn tạp, gia đình đã tiến hành đầu tư xây dựng 3 khu nhà lưới kiên cố bằng sắt thép, phủ kín nilon, cùng trang thiết bị chăm sóc tự động và bán tự động theo đúng quy trình kỹ thuật như mảng phủ chống cỏ dại, hệ thống chiếu sáng, hệ thống phun mù, phun nhỏ giọt tự động với tổng kinh phí đầu tư trên 1 tỷ đồng”, ông Tăng cho biết. 

Thời điểm này, với sự giúp đỡ từ các chuyên gia của Viện Nghiên cứu rau quả Việt Nam, gia đình ông đã đưa vào trồng 4 loại hoa: đồng tiền, ly, loa kèn, cẩm chướng với trên 2 vạn gốc, cho lãi gần 30 triệu đồng. Sau nhiều năm duy trì 4 loại hoa trên, đến nay gia đình ông còn phát triển thêm việc nhân giống một số loài hoa cúc để cung cấp giống cho bà con địa phương cũng như vùng lân cận. 

Tính trung bình, mô hình trồng hoa của gia đình ông hằng năm sau khi trừ chi phí cho lãi từ 350-500 triệu đồng. Mô hình trồng hoa công nghệ cao của gia đình ông Tăng thường xuyên giải quyết việc làm cho 3-5 lao động địa phương với mức thu nhập từ 4,5-5 triệu đồng/người/tháng. Hiện tại, để chuẩn bị cho dịp Tết Kỷ Hợi 2019, gia đình ông trồng gần 10 nghìn gốc hoa ly.

190109 ha nam 1

Ông Tăng đang chăm sóc vụ hoa cho đợt tết kỷ hợi 2019. Ảnh Trần Ích

Còn ở thôn 2, xã Bình Nghĩa (Bình Lục), mô hình trồng hoa công nghệ cao của gia đình anh Hoàng Văn Đại, Hoàng Văn Nhật không chỉ được nhiều người dân biết đến vì đem lại giá trị kinh tế cao mà còn trở thành một tổ hợp tác tập trung những người nông dân năng động, mạnh dạn thay đổi tư duy, lối canh tác cũ. 

Được thừa kế mô hình trồng hoa công nghệ cao từ người cha để lại năm 2006, có diện tích 2.400m2, với hệ thống nhà lưới cùng hệ thống trang thiết bị hỗ trợ đầy đủ, nhiều năm qua, ngoài việc duy trì những loài hoa truyền thống của gia đình, anh Đại, anh Nhật còn chủ động đưa một số giống mới về cung cấp cho bà con địa phương như: cúc kim cương, cẩm chướng Thái Lan đã và đang mang lại giá trị kinh tế cao. 

Đặc biệt, để xây dựng thương hiệu vùng sản xuất hoa Bình Nghĩa, nhằm hỗ trợ nhau về vốn, về tiến bộ khoa học kỹ thuật cũng như kinh nghiệm sản xuất, bao tiêu sản phẩm, vừa qua, Hội Nông dân xã đã thành lập Tổ hợp tác trồng hoa cúc kim cương với 30 thành viên, do anh Hoàng Văn Đại làm tổ trưởng. 

190109 ha nam 2

Anh Đại mong muốn một cơ chế hỗ trợ vốn để người nông dân có thể làm giàu từ trồng hoa công nghệ cao. Ảnh: Trần Ích

Anh Đại cho biết, xây dựng nhà lưới cùng hệ thống tưới đúng nghĩa mỗi hộ cần phải có từ 200-250 triệu đồng. Tuy nhiên, nếu làm được như vậy sẽ tiết kiệm được sức lao động trong việc chăm sóc, giảm chi phí đầu tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, nhiệt độ luôn bảo đảm cho hoa sinh trưởng và phát triển. Nếu thực hiện đúng phương pháp này và chăm sóc theo đúng quy trình kỹ thuật, thu nhập có thể đạt từ 15-20 triệu đồng/sào/vụ.

A Đại trăn trở, rất muốn nhân rộng mô hình này đến nhiều người dân trên toàn tỉnh. Tuy nhiên, như đã nói, người nông dân đang gặp khó về vốn, khoa học kỹ thuật, thị trường tiêu thụ. Do đó, để nhân rộng mô hình trồng hoa ứng dụng công nghệ cao, chính quyền cac cấp cần có cơ chế, chính sách phù hợp để hỗ trợ người nông dân có cơ hội phát triển, làm giàu từ mô hình trồng hoa công nghệ cao.

Nguồn: enternews.vn

Hội nghị thông tin kết quả nghiên cứu và bàn giao sản phẩm đề tài, dự án khoa học và công nghệ tỉnh Bắc Giang

Để ứng dụng, nhân rộng kết quả của các nhiệm vụ khoa học và công nghệ sau khi nghiệm thu, ngày 05 tháng 4 năm 2024, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Giang đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND huyện Tân Yên tổ chức hội nghị thông tin kết quả nghiên cứu và bàn giao sản phẩm của một số đề tài, dự án khoa học và công nghệ cấp tỉnh. Trong đó có dự án KHCN “Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ xây dựng mô hình phát triển giống vú sữa Tân Yên, tỉnh Bắc Giang” do Viện Nghiên cứu Rau quả thực hiện. Tham dự Hội nghị có Lãnh đạo và chuyên viên các Sở: Khoa học và Công nghệ; Đại diện UBND và phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Tân Yên; Đại diện lãnh đạo. Xem chi tiết

Phát triển hoa, cây cảnh gắn với du lịch nông nghiệp

Trong các sản phẩm gắn với du lịch nông nghiệp thì hoa, cây cảnh là lĩnh vực có nhiều tiềm năng, lợi thế nhất. Câu lạc bộ Đổi mới sáng tạo (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) vừa tổ chức hội thảo "Thúc đẩy ứng dụng sản xuất và tiêu dùng rau, hoa, quả theo hướng nông nghiệp sinh thái có kết hợp với du lịch nông nghiệp". Hội thảo thu hút sự quan tâm tham dự của rất nhiều nhà khoa học đến từ Viện Nghiên cứu Rau quả (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) và Học viện Nông nghiệp Việt Nam, cùng hàng chục nhà vườn nông nghiệp sinh thái ở khắp các tỉnh phía Bắc. Hội thảo thu hút đông đảo đại biểu cùng thảo luận về nông nghiệp sinh thái kết hợp với du lịch nông nghiệp. Ảnh: Hải Tiến. Tham luận tại hội thảo, ông Phạm Hải Quỳnh. Xem chi tiết

Nghiên cứu mới cho thấy những mặt trái tiềm ẩn của canh tác hữu cơ

Việc mở rộng đất canh tác hữu cơ có thể dẫn đến việc sử dụng thuốc trừ sâu nhiều hơn trên các cánh đồng thông thường xung quanh, làm giảm bớt một số lợi ích về môi trường. Nông dân thu hoạch nho tại California, Mỹ. Ảnh: wineinstitute.org Canh tác hữu cơ thường được quảng bá như một giải pháp bền vững hơn cho sản xuất lương thực, tận dụng các hình thức kiểm soát sâu bệnh tự nhiên để thúc đẩy canh tác thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Science ngày 21-3 cho thấy việc mở rộng đất canh tác hữu cơ có thể dẫn đến việc sử dụng thuốc trừ sâu nhiều hơn trên các cánh đồng thông thường xung quanh, làm giảm bớt một số lợi ích về môi trường. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những "tác động lan. Xem chi tiết

CÁC BÀI VIẾT KHÁC

Tin khoa học công nghệ

Thư viện Video-clip

Trang thông tin điện tử của Viện nghiên cứu Rau quả
Địa chỉ : Thị trấn Trâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội
Điện thoại : 84-024.38276254 - Fax : 84-024.38276148
Email : info@favri.org.vn Website : http://favri.org.vn

Top