Quy trình ghép đoạn chồi non áp dụng trong cải tạo vườn nhãn tạp

Năm: 2011
Mã: FV-QU-HD-1210-04-BQD

1. Đối tượng áp dụng: Áp dụng trên vườn nhãn cũ, giống nhãn nước, trồng từ hạt, chất lượng quả thấp; cành ghép là chồi non của giống nhãn mới tuyển chọn đã được Bộ NN và PTNT công nhận.

2. Phạm vi áp dụng: các tỉnh trồng nhãn miền Bắc 
3. Nội dung quy trình
3.1. Công tác chuẩn bị 
a. Yêu cầu cây ghép cải tạo:
- Dưới 15 năm tuổi
- Cây sinh trưởng khỏe, cây xanh tốt, không bị sâu bệnh nguy hiểm gây hại.
- Vườn chủ động được tưới tiêu.
b. Yêu cầu  dụng cụ thiết yếu
- Dây ghép chuyên dụng: Sử dụng dây nilon chuyên dụng (mỏng và dai)
- Dao ghép: dao chuyên dùng cho ghép đoạn cành.
- Cưa kéo cắt cành
- Rổ đựng mắt ghép
- Ghế gỗ vững chắc, có 2-3 bậc đứng, phẳng, có độ cao khác nhau.
c. Yêu cầu cành  ghép
- Được lấy từ cây đầu dòng các giống đã được các cơ quan chức năng Trung Ương hoặc địa phương công nhận.
- Có độ tuổi từ 30-65 ngày tuổi.
- Chồi non khỏe, không sâu bệnh.  
d. Cách  lấy và bảo quản mắt ghép
- Cành ghép được cắt vào buổi sáng, khi thời tiết mát mẻ.
- Cắt bỏ toàn bộ lá trên đoạn cành ghép.  
- Bọc cành ghép trong giẻ ẩm thành từng bó 200-300 mắt hoặc xếp mắt ghép vào thùng xốp thành từng lớp 15 - 20 cm rồi phủ kín vải ẩm lên trên. Bảo quản cành ghép nơi râm mát, kín gió. Dẻ quấn cành ghép được giữ ẩm liên tục trong quá trình bảo.
- Với cành ghép non, 30-35 ngày tuổi, dùng dây ghép chuyên dụng quấn kín đoạn cành ghép trước khi bảo quản, vận chuyển đến nơi ghép.
- Thời gian bảo quản tối đa là 4 ngày
- Mắt ghép sau bảo quản phải tươi.
e.  Chuẩn bị cây gốc ghép:
- Cưa đốn hạ độ cao cây cây gốc ghép đến cành cấp 1 hoặc cấp 2 (cây gốc ghép dưới 10 năm tuổi được đốn đến cành cấp 1, cây gốc ghép từ 10-15 năm tuổi được đốn đến cành cấp 2). Cưa đốn tạo chồi tái sinh được tiến hành vào vụ xuân hoặc vụ thu, tùy điều kiện từng vùng.  
- Thường xuyên tỉa định chồi, để lại từ 2-4 chồi/cành cưa đốn, các cành này phân bố đều về các hướng.
- Phun phòng trừ sâu bệnh cho các chồi tái sinh bằng Sherpa 25EC (1%) +  Ridomil MZ 72 (2%).
- Bón phân cho cây ngay trước hoặc sau khi cưa đốn:  
Tuổi cây Lượng phân bón (kg/cây)
Phân hữu cơ Đạm Urê Lân Supe Kaliclorua
Dưới 10 năm 30 - 50 0,20 0,5 0,2
10 -15 năm 30 - 50 0,35 0,8 0,3
- Tưới ẩm vườn  trước khi ghép 1 ngày.
- Chồi tái sinh đạt 30-60 ngày tuổi (chồi tái sinh còn non)
3.2. Thời vụ ghép:
- Chồi non tuổi từ 30-35 ngày tuổi ghép vào vụ đông, tránh ngày mưa ẩm, hoặc ngày có nhiệt độ dưới 170C, giữ nguyên cả ngọn chồi non khi ghép
- Chồi non từ 40- 50 ngày tuổi ghép vào vụ thu và vụ đông, tránh ngày mưa ẩm, hoặc ngày có nhiệt độ dưới 170C
- Cành ghép 60 ngày tuổi  ghép vào vụ xuân và thu.  
3.3. Tiến hành ghép
Sử dụng phương pháp ghép đoạn cành:  
- Xác định điểm ghép trên chồi tái sinh cây gốc ghép, cắt bỏ phần ngọn chồi tái sinh.
- Dùng dao chuyên dụng, sắc, cắt một lát vát, phẳng trên cành mắt ghép. Chiều dài vết cắt khoảng 1,0 - 1,5 cm. Độ dài đoạn cành để ghép dài 6-7 cm, giữ nguyên đỉnh ngọn cành ghép (đối với cành ghép non 30-35 ngày tuổi) 
- Dùng dao chẻ một lát thật phẳng từ đỉnh chồi tái sinh xuống dưới tạo ra mặt phẳng tương đương với mặt phẳng được tạo ra trên cành ghép.
- Chêm đoạn cành ghép vào gốc ghép, dùng dây chuyên dụng quấn chặt, kín vết ghép. 
3.4. Chăm sóc sau ghép
- Kết thúc mỗi ngày ghép, sử dụng một số thuốc trừ sâu có nặng mùi như: Ofatox, Mortox phun lên toàn bộ cây, bề mặt đất xung quanh gốc để trừ kiến. Có thể dùng thuốc trừ kiến (Basudin) rắc xung quanh gốc cây ngay sau cuối ngày ghép. 
- Tỉa bỏ mầm dại: sau khi ghép, vặt bỏ toàn bộ các chồi bất định mọc ra trên gốc ghép. Công việc này được tiến hành thường xuyên khi mầm dại dưới 5 cm.
 - Cắt dây ghép: khi đợt lộc thứ hai của mầm ghép thành thục, dùng dao sắc cắt dứt dây ghép quấn quanh vết ghép. Công việc này cần làm kịp thời và triệt để, không để dây ghép thắt vào cành ghép.
- Tưới nước giữ ẩm: sau khi ghép 3 - 5 ngày, thường xuyên tưới nước giữ ẩm gốc cây.
- Phòng trừ sâu bệnh: Phun thuốc phòng trừ sâu ăn lá, rầy, rệp ngay mỗi lần xuất hiện đợt lộc mới, khi lộc nhú dài 5 - 10 cm. Sử dụng một số thuốc bảo vệ thực vật thông dụng: sherpa, ofatox, pegasuss, Otus…
- Bón thúc: khi lộc thứ 2 thuần thục, hòa loãng phân đạm (0,2%) tưới xung quanh gốc vào các buổi chiều mát với lượng từ 10-20 lít/cây.   
- Phun phân bón lá: bắt đầu phun khi đợt lộc thứ nhất dài 5-10 cm, phun Grow từ 5-6 lần, mỗi lần cách nhau 20-30 ngày, với nồng độ theo hướng dẫn ngoài bao bì
- Sau khi ghép cải tạo từ 12 tháng trở lên, cây bắt đầu ra hoa và cho quả.

Hội nghị thông tin kết quả nghiên cứu và bàn giao sản phẩm đề tài, dự án khoa học và công nghệ tỉnh Bắc Giang

Để ứng dụng, nhân rộng kết quả của các nhiệm vụ khoa học và công nghệ sau khi nghiệm thu, ngày 05 tháng 4 năm 2024, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Giang đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND huyện Tân Yên tổ chức hội nghị thông tin kết quả nghiên cứu và bàn giao sản phẩm của một số đề tài, dự án khoa học và công nghệ cấp tỉnh. Trong đó có dự án KHCN “Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ xây dựng mô hình phát triển giống vú sữa Tân Yên, tỉnh Bắc Giang” do Viện Nghiên cứu Rau quả thực hiện. Tham dự Hội nghị có Lãnh đạo và chuyên viên các Sở: Khoa học và Công nghệ; Đại diện UBND và phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Tân Yên; Đại diện lãnh đạo. Xem chi tiết

Phát triển hoa, cây cảnh gắn với du lịch nông nghiệp

Trong các sản phẩm gắn với du lịch nông nghiệp thì hoa, cây cảnh là lĩnh vực có nhiều tiềm năng, lợi thế nhất. Câu lạc bộ Đổi mới sáng tạo (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) vừa tổ chức hội thảo "Thúc đẩy ứng dụng sản xuất và tiêu dùng rau, hoa, quả theo hướng nông nghiệp sinh thái có kết hợp với du lịch nông nghiệp". Hội thảo thu hút sự quan tâm tham dự của rất nhiều nhà khoa học đến từ Viện Nghiên cứu Rau quả (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) và Học viện Nông nghiệp Việt Nam, cùng hàng chục nhà vườn nông nghiệp sinh thái ở khắp các tỉnh phía Bắc. Hội thảo thu hút đông đảo đại biểu cùng thảo luận về nông nghiệp sinh thái kết hợp với du lịch nông nghiệp. Ảnh: Hải Tiến. Tham luận tại hội thảo, ông Phạm Hải Quỳnh. Xem chi tiết

Nghiên cứu mới cho thấy những mặt trái tiềm ẩn của canh tác hữu cơ

Việc mở rộng đất canh tác hữu cơ có thể dẫn đến việc sử dụng thuốc trừ sâu nhiều hơn trên các cánh đồng thông thường xung quanh, làm giảm bớt một số lợi ích về môi trường. Nông dân thu hoạch nho tại California, Mỹ. Ảnh: wineinstitute.org Canh tác hữu cơ thường được quảng bá như một giải pháp bền vững hơn cho sản xuất lương thực, tận dụng các hình thức kiểm soát sâu bệnh tự nhiên để thúc đẩy canh tác thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Science ngày 21-3 cho thấy việc mở rộng đất canh tác hữu cơ có thể dẫn đến việc sử dụng thuốc trừ sâu nhiều hơn trên các cánh đồng thông thường xung quanh, làm giảm bớt một số lợi ích về môi trường. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những "tác động lan. Xem chi tiết

CÁC BÀI VIẾT KHÁC

Tin khoa học công nghệ

Thư viện Video-clip

Trang thông tin điện tử của Viện nghiên cứu Rau quả
Địa chỉ : Thị trấn Trâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội
Điện thoại : 84-024.38276254 - Fax : 84-024.38276148
Email : info@favri.org.vn Website : http://favri.org.vn

Top